(Thethaovanhoa.vn) - Đây lẽ ra phải là kỳ World Cup có ư nghĩa lịch sử với châu Phi, nhưng rồi tới tứ kết họ không c̣n đại diện nào và những niềm hy vọng lớn nhất bị phủ bóng đen bởi các án treo gị, tranh căi tiền thưởng và những đe dọa tẩy chay từ các cầu thủ.
Brazil 2014 vẫn là một giải đấu thành công về mặt chuyên môn với lục địa đen, khi họ lần đầu có 2 đội vượt qua ṿng bảng, nhưng với thực lực của họ, châu Phi lẽ ra c̣n phải làm tốt hơn thế. Algeria đă thua Đức 1-2 sau hiệp phụ và Nigeria bị Pháp loại sau trận thua 0-2.
“Tại sao chúng tôi phải về nhà sớm?” HLV Nigeria Stephen Keshi tự vấn, ông đă từ chức ngay sau thất bại. “Nếu tôi ra sân, th́ tôi sẽ không muốn về nhà, nhưng tiếc là một số cầu thủ lại không nghĩ thế”. 5 đội châu Phi góp mặt ở World Cup lần này, và 3 đội, bao gồm Nigeria, dính vào những tranh căi tiền thưởng.
Cameroon căi nhau thậm chí trước cả khi tới Brazil, khi các cầu thủ đ̣i tiền mặt mới chịu đá World Cup! Tuần trước, tới các cầu thủ Ghana không chịu tập và đ̣i đ́nh công ở trận gặp BĐN nếu không ngay lập tức nhận khoản tiền thưởng LĐBĐ nước này đă hứa, hơn 3 triệu USD, tiền mặt!
Một ngày sau, các cầu thủ Nigeria “noi gương”: xùy tiền ra, không th́ không tập tành đá đấm ǵ hết. Tổng thống các nước Ghana và Nigeria đă phải ra tay dàn xếp, nhưng một bầu không khí đổ vỡ đă là không thể cứu văn. 2 cầu thủ giỏi nhất của Ghana, Kevin-Prince Boateng và Ali Sulley Muntari, bị cấm đá trận cuối v́ cầm đầu phe nổi loạn.
World Cup, vốn là ước mơ của mọi cầu thủ, nhưng không phải lúc nào sự lăng mạn của khát khao cũng thắng được những đồng USD. “Tôi nghĩ mỗi đội bóng đá thể hiện các đặc tích dân tộc”, Steve Bloomfield, tác giả cuốn “Africa United: How Football Explains Africa” (Đội Phi châu: Bóng đá giải thích châu Phi). “Ở châu Phi, đó là chuyện cơm bữa. Nhưng không chỉ châu Phi. 4 năm trước, Pháp đổ vỡ, và đây là kỳ World Cup hiếm hoi mà Hà Lan chưa gặp sự cố nội bộ nào”.
Nhưng không có nơi nào như ở châu Phi, nhất là Tây Phi. World Cup 2006, các cầu thủ Togo tẩy chay một phiên tập và dọa bỏ đá để buộc LĐBĐ nước này phải “nôn tiền ra”, theo lời một cầu thủ giấu tên trong đội. Cuộc đ́nh công một ngày của Ghana tuần trước diễn ra 2 ngày trước trận đấu sống c̣n gặp BĐN. Họ thua trận 1-2, và không ai ngạc nhiên.
Tất nhiên, không thể bỏ cả châu Phi vào một rổ. Đó là châu lục đa dạng như bất cứ châu lục nào, nhưng nhiều đội chỉ có nguồn lực hạn chế và tŕnh độ quản trị đáng nản khi cử đại diện tới World Cup. Thành công của nhiều cầu thủ châu Phi ở các giải đấu giàu có ở châu Âu, vùng Vịnh hay Trung Quốc càng khiến những tranh căi thêm dữ dội khi hố ngăn cách thu nhập rất lớn.
Hầu hết các LĐBĐ chỉ trả tiền cho cầu thủ sau World Cup, khi họ đă nhận được phần chia từ FIFA. Nhưng với một số cầu thủ châu Phi, đó gần như là động lực duy nhất để ra sân, dù là ở World Cup, dù là có cảm giác họ đang bắt cóc đất nước của ḿnh.
Trần Trọng
Thể thao & Văn hóa