Giữa lúc t́nh h́nh khủng hoảng ở Ukraine vẫn c̣n đang nóng rẫy, khu vực sân sau của Nga lại phải chứng kiến t́nh trạng thêm hai nước đối đầu nhau gay gắt và đang cận kề chiến tranh v́ một vụ bắn rơi trực thăng.
Ảnh minh họa
Azerbaijan đă cấm các máy bay bay qua lại khu vực Nagorno-Karabakh sau khi một chiếc trực thăng quân sự bị bắn rơi ở vùng xung đột, Bộ Ngoại giao Azerbaijan hôm nay (13/11) cho biết. “Azerbaijan thông báo, khu vực không phận trên lănh thổ chiếm đóng đă bị đóng cửa và chúng tôi đă thông báo điều này cho tất cả thành viên của Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế (ICAO)”, tuyên bố của Bộ ngoại giao Azerbaijan cho hay.
Trong khi đó, ngày hôm qua (12/11), Bộ Quốc pḥng Armenia tố cáo, binh lính Azerbaijan đă bắn hạ một chiếc trực thăng MI-24 của Lực lượng Không quân nước cộng ḥa Nagorno-Karabakh. Nagorno-Karabakh là một khu vực có đa số người Armenia sinh sống nằm trong đất nước Azerbaijan nhưng trên thực tế độc lập với Azerbaijan.
Vụ việc trên xảy ra “trên không phận phía đông của đường biên giới giữa Azerbaijan và Nagorno-Karabakh” khi chiếc trực thăng đang tiến hành một chuyến bay huấn luyện vào buổi đêm, Bộ Quốc pḥng Armenia cho biết. Theo các con số không chính thức, 3 viên phi công đă thiệt mạng trong vụ việc này.
Đáp lại, các binh lính Azerbaijan cho rằng, chiếc trực thăng của Nagorno-Karabakh đă tấn công vào chốt của họ và đă bị phá hủy khi họ bắn đáp trả.
Cuộc tranh chấp khu vực Nagorno-Karabakh đă leo thang kể từ sau khi Armenia và Azerbaijan tách ra độc lập khỏi Liên Xô năm 1991. Vào cuối năm 1993, cuộc xung đột giữa hai nước trên đă khiến hàng ngàn người thương vong và hàng trăm người khác phải chạy đi sống tị nạn. Armenia và Azerbaijan đă đạt được một lệnh ngừng bắn không chính thức vào ngày 12/5 năm 1994.
Armenia tung cảnh báo sắc lạnh sau vụ trực thăng bị bắn hạ
Armenia đă lên tiếng cảnh báo về “những hậu quả nghiêm trọng” sau khi lực lượng Azerbaijan bắn hạ một trực thăng quân sự của Nagorno-Karabakh. Điều này làm dấy lên nỗi quan ngại về t́nh trạng leo thang xung đột ở khu vực Nagorno Karabakh.
Vụ bắn rơi trực thăng thuộc quân đội của khu vực ly khai của người dân tộc Armenia là vụ việc nghiêm trọng nhất ở khu vực biên giới Karabakh kể từ khi lệnh ngừng bắn năm 1994 kết thúc cuộc chiến tranh đẫm máu cướp đi sinh mạng của 30.000 người.
Yerevan (thủ đô của Armenia) đă thề sẽ bắt Baku (thủ đô của Azerbaijan) phải đối mặt với “những hậu quả nghiêm trọng”. "Đó là một sự leo thang chưa từng có và hậu quả cho Azerbaijan sẽ là rất nghiêm trọng. Việc Azerbaijan nói rằng trực thăng Armenia tấn công chốt của họ là không đúng sự thật. Một cuộc kiểm tra mảnh vỡ của chiếc trực thăng cho thấy, nó không hề mang theo vũ khí”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Armenia - ông Artsrun Hovannisyan cho biết. Lời đe dọa của Armenia khiến người ta lo ngại vụ bắn rơi trực thăng có thể sẽ phá vỡ nền ḥa b́nh mong manh được thiết lập bởi lệnh ngừng bắn không chính thức giữa hai nước láng giềng của Nga này.
Diễn biến trên đă khiến cộng đồng quốc tế lo lắng trước viễn cảnh bùng nổ thêm một cuộc xung đột ở khu vực sân sau của Nga vốn đang nóng bỏng v́ cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Kể từ khi Armenia và Azerbaijan đạt được thỏa thuận ngừng bắn, hai bên đă tiến hành đàm phán với nhau về vị trí của khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh dưới sự làm trung gian của Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE).
Trong một tuyên bố được phát đi ngày hôm qua, Nhóm Minsk gồm Nga, Pháp và Mỹ đă kêu gọi Azerbaijan và Armenia có những bước đi khẩn cấp để ngăn chặn t́nh trạng bạo lực leo thang trong khu vực.
Mỹ nhấn mạnh, không thể “có giải pháp quân sự cho cuộc đối đầu hiện nay” giữa Armenia và Azerbaijan. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho các phóng viên biết ở thủ đô Washington rằng, việc bắn hạ chiếc trực thăng “là một lời nhắc nhở thêm nữa về việc cần phải nỗ lực gấp đôi trong việc t́m kiếm một giải pháp ḥa b́nh... trong đó có việc làm dịu căng thẳng và tôn trọng lệnh ngừng bắn”.
Quan hệ Armenia- Azerbaijani xấu đi từ khi khủng hoảng Ukraine bùng phát
Hai thập kỷ sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn chấm dứt cuộc chiến tranh cay đắng ở Karabakh, quân đội Azerbaijani và Armenia thường xuyên “đọ súng” với nhau ở biên giới và ở khu vực Karabakh.
Tuy nhiên, tháng 8 vừa rồi chứng kiến ṿng xoáy leo thang bạo lực chưa từng có với hơn 20 binh lính bị giết hại ở cả hai phía trong những vụ giao tranh, đụng độ ác liệt nhất kể từ khi Armenia và Azerbaijan đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Lực lượng ly khai do Armenia hậu thuẫn đă chiếm đóng khu vực miền núi Karabakh từ tay Azerbaijan trong cuộc chiến tranh những năm 1990. Karabakh là nơi chủ yếu người dân tộc Armenia sinh sống.
Bất chấp nhiều năm đàm phán, hai bên vẫn chưa thể kư kết được một thỏa thuận ḥa b́nh và về mặt quốc tế, Karabakh vẫn được công nhận là một phần của Azerbaijan dù khu vực này trên thực tế đă độc lập với Azerbaijan.
Đất nước Azerbaijan giàu dầu mỏ với chi tiêu quân sự vượt toàn bộ ngân sách của Armenia đă đe dọa sẽ lấy lại vùng Karabakh bằng vũ lực nếu các cuộc đàm phán không đạt được kết quả. Đáp lại, Armenia tuyên bố cứng rắn rằng họ có thể “nghiền nát” bất kỳ cuộc tấn công nào từ Azerbaijan.
(tổng hợp)Kiệt Linh