Truyền thông Mỹ nói bức ảnh của nhiếp ảnh gia gốc Việt trong bạo động ở Ferguson gây chấn động thế giới.
Theo kênh CNN, bức ảnh của nhiếp ảnh gia gốc Việt Johnny Nguyễn ghi lại khoảnh khắc cậu bé da đen 12 tuổi nước mắt ṛng ṛng trên mặt ôm lấy sĩ quan cảnh sát da trắng giữa đám đông biểu t́nh.
Bức ảnh gây chấn động thế giới của nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Việt Johnny Nguyễn
Cậu bé Devonte Hart, 12 tuổi, cầm theo biểu ngữ 'Free Hugs' (ôm tự do) đi trong đám đông biểu t́nh phản đối quyết định của bồi thẩm đoàn không truy tố cảnh sát Darren Wilson v́ đă sát hại thanh niên da đen Michael Brown bằng 12 phát đạn.
Bạo động liên tục diễn ra mấy ngày qua sau khi nhiều người Mỹ gốc Phi tại Ferguson và nhiều nơi khác cho rằng đây là kết quả của nạn phân biệt chủng tộc.
Hăng truyền thông Oregonian cho biết, viên cảnh sát Bret Barnum đă tiến về phía cậu bé Hart và hỏi v́ sao cậu bé khóc. 'Phản ứng của con tôi có lẽ đă trả lời cho những lo ngại của viên cảnh sát về nạn bạo lực, phân biệt chủng tộc trong cộng đồng. Ông ta ôm lấy con tôi và nói xin lỗi nhiều lần', mẹ của Hart nói.
Cậu bé da đen Hart cũng nói nhiều cảnh sát da trắng sau đó cũng tiến đến và nói muốn ôm cậu bé. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đầy cảm động này được Johnny Nguyễn chụp lại và đăng tải trên Facebook hôm 29/11 vừa qua.
Chỉ một ngày sau, bức ảnh được 150.000 lượt chia sẻ (share) trên mạng xă hội Facebook. Truyền thông Mỹ nói bức ảnh này đang lan truyền với tốc độ 'nhanh như cháy rừng'.
Nhiều ṭa nhà bị đốt cháy ở Ferguson
Nhiếp ảnh gia tự do 20 tuổi Johnny Nguyễn, 20 tuổi, cho biết anh chụp được cảnh này khi đang đi cùng đám đông biểu t́nh ở Ferguson phản đối nạn phân biệt chủng tộc.
'Tôi thấy cậu bé cầm tấm biểu ngữ Free Hugs và ngay lập tức tôi linh tính rằng ḿnh nên ở lại với cậu bé này', Nguyễn nói.
Sau đó, Nguyễn chụp vài bức ảnh cậu bé và chụp thêm những bức ảnh đám đông phẫn nộ trước việc cảnh sát da trắng bắn chết thanh niên da đen nhưng không bị truy tố trước pháp luật.
'Khi tôi quay người lại, tôi thấy cậu bé đang khóc trong ṿng tay một viên cảnh sát da trắng và dường như cảnh sát nói xin lỗi với cậu bé', Nguyễn kể với truyền thông Mỹ.
Kênh CNN mô tả đây là bức ảnh mang thông điệp mạnh mẽ, gây chấn động toàn thế giới của nhiếp ảnh gia gốc Việt.
Nguyễn kể rằng sau khi đăng ảnh, anh nhận được hàng trăm email, điện thoại cảm ơn và bày tỏ mong muốn xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc vốn tồn tại lâu nay trong ḷng nước Mỹ.
Trong diễn biến khác, 'cảnh sát giết người' Darren Wilson vẫn tuyên bố ḿnh 'hành động đúng theo lẽ phải' với lư do 'bị đe dọa tới mức quá sợ hăi và buộc phải nổ súng'.
Phát ngôn của Darren Wilson khiến sự căm phẫn có vẻ như tăng thêm so với khi bồi thẩm đoàn tuyên bố không truy tố viên cảnh sát này.
Biểu t́nh diễn ra ở nhiều nơi trên nước Mỹ, c̣n ở Ferguson, nhiều ṭa nhà bị đốt, cửa hàng bị cướp phá và đồn cảnh sát bị đám đông giận dữ vây hăm.
Chính quyền Ferguson buộc phải điều động hàng ngàn binh lính và cảnh sát vũ trang tới trấn áp bạo động.
Tin mới nhận của CNN nói dường như cảm nhận thấy áp lực quá lớn, Darren Wilson đă xin ra khỏi ngành cảnh sát. Tuy nhiên, người này giữ kín nơi đến sắp tới v́ sợ an toàn tính mạng bị đe dọa.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.