Với các chất khoáng vốn có, quả cà c̣n giúp chống ứ đọng cholesterol, điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường và pḥng chống ung thư.
Theo Đông y, cà vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ ḥn cục trong bụng, ho lao. Theo sách Thực kinh, cà có công dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cước khí...
Quả cà - thần dược chữa bách bệnh thật rẻ tiền.
Theo y học hiện đại, cà là nhóm rau quả đứng hàng đầu về hàm lượng vitamin P (làm vững chắc thành mạch, chống xuất huyết), vitamin E (chống lăo hóa). Các chất khoáng trong cà thường cao hơn các rau quả khác. Đặc biệt, cà chứa Nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.
Với các chất khoáng vốn có, quả cà c̣n giúp chống ứ đọng cholesterol, điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường và pḥng chống ung thư.
Bài thuốc chữa bệnh từ quả cà:
Trị đại tiện ra máu, tiểu ra máu, chứng thổ huyết (ói ra máu): lấy cà pháo phơi khô, đem nướng cháy, nghiền thành bột để uống, có hiệu quả khá tốt.
Trị đại, tiểu tiện gây chảy máu: cà pháo già sao vàng, tán mịn, mỗi lần dùng 8g, ḥa với nước, dấm loăng để uống, ngày 3 lần. Hoặc dùng rễ và cây cà khô 40g sắc uống.
Trị đại tiện ra máu lâu ngày không khỏi: sách thuốc của Trung Quốc có thuật lại cách dùng cà pháo để trị như sau: dùng vài mảnh giấy tập học tṛ, đem nhúng nước và gói trái cà lại, cho vào miệng dưới của ống ḷ, nướng cho chín (tức là đợi khi các mảnh giấy đều cháy hết cả), lấy ra lột sạch bên ngoài, chấm với gia vị để ăn.
Trị tỳ vị suy yếu, ăn uống kém: quả cà tươi 250g nấu lên ăn cùng với một số thực phẩm khác theo thói quen như: thịt heo, rau tía tô, hành tỏi, ng̣ tàu… liên tục trong mấy ngày, có công năng kiện tỳ, ḥa vị; thích hợp chữa trị các chứng bệnh vận hóa của tỳ vị kém (ăn uống khó tiêu, đại tiện phân sống…).
Trị đau răng, viêm lợi: quả cà muối lâu năm, đốt tồn tính, xát than này vào răng, lợi.
Trị đau răng, răng lung lay, nha chu viêm: núm cà pháo 1kg, ngâm 1 lít nước muối (100g muối cho 1 lít nước), ngâm một đêm. Sáng ra vớt ra để khô, sao cho khô, tán thành bột.
Dùng để xát vào răng. Đây là kinh nghiệm của Ohsawa dựa trên nguyên lư điều chỉnh âm - dương, trong đó, núm cà (âm), muối (dương), ngâm nước (âm), sao khô (dương). Làm thành bột (có âm + dương), trên lâm sàng chúng tôi nhận thấy có kết quả khá tốt.
Tuy nhiên, cà xanh có chứa hàm lượng solanin cao gấp 5 - 10 lần so với mức an toàn.
V́ thế, ăn nhiều cà pháo tươi, cà muối xổi, cà muối chưa đủ độ chua dễ bị ngộ độc. có thể gây hại cho cơ thể v́ thế cách muối cà làm sao để làm giảm và loại bỏ các độc tố này đang là câu hỏi được nhiều bà nội trợ quan tâm.
Thanh Lê/Theo Khỏe & Đẹp