Mục đích của những đ̣n trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây với Nga là buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin thay đổi quan điểm cứng rắn. Nhưng có vẻ những đ̣n trừng phạt này là chưa đủ để thay đổi Putin.
Ngoại trưởng Nga -Mỹ sau cuộc gặp tại Geneva vào hôm nay, ngày 2/3.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đă phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ở Geneva, Thụy sĩ : “Lệnh trừng phạt đă ảnh hưởng đến Nga. Nhiều thời điểm, đồng rúp của Nga đă mất giá đến 50%, thâm hụt nguồn vốn lên tới 51 tỷ USD. Theo dự báo, nền kinh tế Nga sẽ đi vào suy thoái trong năm nay.
Hiệu quả của biện pháp trừng phạt lên nước Nga là rất đáng kể, tuy nhiên, nó không đủ để đảm bảo rằng Tổng thống Putin từ bỏ chiến lược của ḿnh”.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh, nếu thỏa thuận Minsk phát huy hiệu quả, có thể một lệnh trừng phạt mới chống lại Moscow có thể được đưa ra.
“Tôi cho rằng các nhà lănh đạo Nga và ly khai đều nhận thấy tính cấp thiết của việc thực hiện các thỏa thuận Minsk ở miền Đông Ukraine, bao gồm Debaltseve và Mariupol.
Nếu không, sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga, nền kinh tế vốn đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng”, Ngoại trưởng John Kerry nói.
Trước đó, hôm 25/2, Ngoại trưởng Kerry cho rằng, Washington đă sẵn sàng đưa ra các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga một khi thỏa thuận Minsk không được thực thi đầy đủ.
Mỹ và Liên minh châu Âu đă áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế chống lại nước Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào tháng 3/2014.
Các lệnh trừng phạt chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực năng lượng, tài chính, quốc pḥng. Ngoài ra, các lệnh trừng phạt cá nhân được áp đặt đối với một số công dân Nga. Sau đó, danh sách các lệnh trừng phạt được mở rộng nhiều lần.
Theo Lenta/TPO