Phán xử của một tòa án ở thành phố Coburg (Đức) không làm cho bên bị tâm phục khẩu phục nên toà phúc thẩm lại phải vào cuộc. Trong khi đó, bản chất vụ việc lại rất đơn giản. Nó trở nên trầm trọng bởi bị toà sơ thẩm làm cho trở nên phức tạp.
Đó là câu chuyện về một cậu bé 10 tuổi, đam mê bóng đá và chơi cho một đội tham gia giải bóng đá vô địch thành phố dành cho trẻ em cùng lứa tuổi. Năm ngoái, ở giờ nghỉ giữa hai hiệp đấu, cậu bé được huấn luyện viên yêu cầu chạy khởi động để vào trận đấu trong hiệp tới. Cậu bé chạy, làm những động tác khởi động cần thiết và sút bóng về phía gôn. Một cú sút của cậu bé bị lệch ra ngoài và hướng về phía dãy nghế dành cho ban huấn luyện và cầu thủ dự bị. Quả bóng bay trúng mặt một trong những người mẹ của cầu tgur đang đứng ở đó và làm rơi hỏng chiếc kính của người mẹ này. Tiền sửa kính là 710 Euro và người mẹ này đòi cậu bé phải trả. Cậu bé 10 tuổi không chấp nhận trả và bị người mẹ kia khởi kiện ra toà. Toà sơ thẩm đã coi cậu bé như mọi bị cáo đã thành niên, lập luận rằng cậu bé đã chủ ý sút vào bên nguyên và vì thế phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tổng cộng cả án phí và lãi suất vào nữa thì số tiền lên tới gần 1000 Euro. Thế rồi vụ việc được đưa lên mưc xử ở toà phúc thẩm.
Chưa biết rồi đây toà phúc thẩm sẽ phán xử như thế nào. Chỉ biết rằng phán xử của toà sơ thẩm đã gây dư luận ồn ào ở địa phương này. Phán xử của toà sơ thẩm đã làm cho vụ việc trở nên không chỉ phức tạp hơn mà còn cả khôi hài hơn. Nếu cứ sút bóng trệch hướng mà phải chịu trách nhiệm như toà sơ thẩm bắt tội cậu bé thì còn cầu thủ nào dám chơi trên sân bóng. Người mẹ kia lại ở khu vực chơi bóng chứ không ngồi trên khán đài. Cậu bé mới có 10 tuổi nên tác động tâm lý của phán sử của toà sơ thẩm rất ghê gớm và tai hại khi phán xử ấy đã quan liêu lại còn giáo điều.
VietBF© Sưu tập