ADIZ là Vùng nhận dạng pḥng không, do vài nước sử dụng để mở rộng tầm kiểm soát xa khỏi biên giới nước họ, buộc máy bay dân sự và quân sự phải khai báo nếu không muốn bị can thiệp quân sự. Căn cứ vào chức năng của ADIZ, ngày trong chuyến tuần tra đầu tiên ở gần quần đảo Trường Sa, Mỹ đă cảnh báo Trung Quốc không được lập ADIZ trên biển Đông v́ biển Đông không phải chủ quyền của Trung Quốc.
Máy bay tuần tra Mỹ cất cánh khỏi tàu sân bay
Hồi cuối năm 2013, Mỹ và Nhật Bản từng lên án TQ, khi Bắc Kinh áp đặt một ADIZ trên biển Hoa Đông, trên các đảo Senkaku do Nhật kiểm soát nhưng TQ cũng đ̣i chủ quyền, gọi là quần đảo Điếu Ngư.
Khi ấy, Mỹ đă cử nhiều chuyến bay vào ADIZ nhưng TQ không có phản ứng nào.
Trang National Interest ngày 13.5 đưa tin: chiếc LCS Fort Worth lớp Freedom từ Singapore thực hiện nhiệm vụ tuần tra 7 ngày ở Biển Đông, ngày 11.5 đă có chạm trán với chiếc tàu của hải quân Trung Quốc (TQ), khi chiếc LCS đang tuần tra gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chiếc Fort Worth là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của hải quân Mỹ, cũng có nhiệm vụ tuần tra vùng trời khu vực này. Nó đă cho bay một máy bay không người lái và một trực thăng Seahawk, theo một tuyên bố ít được chú ư tên trang web của hải quân Mỹ.
Lực lượng này không đề cập việc TQ cấp tốc cải tạo đất trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nhưng hoạt động của chiếc LCS cho thấy Mỹ muốn biểu dương sức mạnh, để cảnh báo TQ chớ lập ADIZ trên Biển Đông, một động thái mà nhiều quan chức quân sự Mỹ nói khả năng TQ làm điều này đang ngày càng tăng.
Một sĩ quan cấp cao Mỹ nắm rơ t́nh h́nh châu Á, nói với hăng tin Reuters:
“Đó là điều không tránh khỏi, nhưng nếu đánh cược, tôi sẽ cược rằng họ sẽ tuyên bố một ADIZ. Tôi chỉ không biết khi nào họ làm việc này”.
Theo vị sĩ quan Mỹ giấu tên, các cơ sở quân sự TQ đang xây trên băi Đá chữ thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, có thể sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2015.
Chúng gồm một đường băng dài 3.000 mét để máy bay cất-hạ cánh cùng các radar cảnh báo sớm.
Các h́nh ảnh vệ tinh gần đây cũng cho thấy hoạt động cải tạo đất trên băi Đá Xubi, cũng có thể nhằm tạo một đường băng tương tự.
Quần đảo Trường Sa của Việt Nam cách lục địa TQ hơn 1.100 km, khiến các căn cứ không quân dọc bờ biển TQ khó thể tiếp cận. Nên máy bay TQ khó thể duy tŕ sự hiện diện thường xuyên trên biển Đông, theo một nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu độc lập U.S. Congressional Research Service hồi đầu năm nay.
Hiện Mỹ quan ngại TQ có thể áp đặt hạn chế đường bay-đường biển tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một khi họ xây xong 7 đảo nhân tạo. Đây là vấn đề có thể được nêu ra, trong cuộc nói chuyện giữa Ngoại trưởng Mỹ với lănh đạo TQ trong hôm nay 16.5.
therealrtz © VietBF