Khi t́m hiểu kho vũ khí của tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan khó ai có thể tưởng tượng được rằng đó là một kho vũ khí khổng lồ chứa đến 4,5 triệu kg súng ống và các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất thế giới. Tất cả vũ khí trên tàu đều ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Sắp tới tàu sân bay này c̣n được tiếp tục trang bị vũ khí laser tiêu diệt được tên lửa đạn đạo.
"Những máy bay trên USS Ronald Reagan cần có vũ khí mạnh để hoàn tất nhiệm vụ. Tất cả vũ khí của máy bay đều được cất chứa trên boong và dưới hầm tàu"- một thành viên của thủy thủ đoàn tiết lộ.
Thứ nhiều nhất: Bom và thuốc nổ
Để chiến đấu, những chiếc F18 - Super Hornet mang theo 11 vũ khí khác nhau mỗi khi cất cánh. Những vũ khí này chủ yếu là bom được gắn trên cánh hoặc thân máy bay. Đó là chưa kể những vũ khí dẫn đường, rada và tên lửa sải cánh rộng, thuốc nổ hạng nặng có trọng lượng hơn 900kg/phi cơ. Máy bay này c̣n có khẩu súng bắn đạn 20mm với tốc độ bắn 6.000 viên/phút.
Kho bom của "cỗ máy chiến tranh".
Tất cả vũ khí đạn dược được bảo quản trong kho ở tầng 1. Các nhiệm vụ trang bị đều bắt đầu từ tầng lắp vũ khí được thiết kế trong boong tàu sâu 5 tầng dưới mực nước biển. Tại đây, các vũ khí được lắp ráp bởi các chuyên viên chuyên sâu gọi là bộ phận G3.
“Việc đào tạo là bắt buộc. Qua đó họ sẽ chuyên nghiệp hơn trong việc lắp ráp vũ khí. Đơn giản, đây là con tàu không cho phép sự thất bại trong bất kỳ một nhiệm vụ nào. Để chiến đấu, đơn vị G3 là đơn vị đầu tiên phải vào nhiệm vụ nhanh nhất” – J.G Randy Miler, phụ trách bộ phận G3 nói.
Trong bộ phận G3, các đội kỹ thuật liên tục có nhiệm vụ lắp ráp các quả bom hạng nặng mang theo vũ khí dẫn đường. Sau đuôi các quả bom đều được láp ráp một cánh khí động lực giúp các quả bom chính xác đến mục tiêu.
Lắp bom cho máy bay.
Cùng lúc, phần mũi cũng được lắp vào giúp bom xuyên phá mạnh hơn. Công tắc an toàn cũng được xử lư trước khi đội kiểm tra kỹ từng quả bom. Một cần trục sẽ nhấc bom lên xe đẩy để chuyển lên boong bay.
Tất cả các công việc đó chỉ được diễn ra trong 1p. Nếu có chiến tranh, thời gian đó có thể rút ngắn xuống chỉ c̣n 30s.
Các quả bom sau khi lắp ráp sẽ chuyển lên khu vực chứa bom nằm ở mạn phải con tàu và bàn giao bom cho “đội áo đỏ” để chuyển lên chiếc F18- Super Hornet. Do không có cần trục, đội áo đỏ sẽ phải nâng lắp bom trên cánh của F18 bằng tay và khóa kỹ lại. Cầu chỉ nổ sẽ được nối để F18- Super Hornet sẵn sàng chiến đấu.
“Việc vận chuyển lắp ráp đ̣i hỏi sự nhanh, chính xác và tuyệt đối an toàn. Chỉ cần một sai sót nhỏ là sẽ “bùm”! Nó sẽ hủy diệt boong bay thậm chí là cả con tàu. Thảm họa rất ít khi xảy ra nhưng nếu xảy ra th́ rất kinh hoàng” - J.G Randy Miler cho biết.
Rada và tên lửa: Lúc nào cũng sẵn sàng!
Tàu được trang bị hệ thống rađa trinh sát trên không SPS-48E 3-D và hệ thống radar t́m kiếm SPS-49A (V) 1 2-D và hệ thống radar điều khiển hỏa lực SPQ-9B, ngoài ra c̣n có 2 hệ thống radar điều khiển không lưu: SPN-46 và SPN-43C, hệ thống radar điều khiển máy bay hạ cánh SPN-41, 3 hệ thống điều khiển Mk 91 NSSM.
Trong pḥng điều khiển rada của USS Ronald Reagan.
Trong trạng thái chiến đấu, USS Ronald Reagan sẽ khởi động ngay 2 hệ thống tên lửa Mk 29 Sea Sparrow 2 hệ thống tên lửa dẫn đường RIM-116 Rolling.
Phương tiện phóng đầu tiên được sử dụng cho tên lửa là hệ thống phóng tên lửa dẫn đường Mark 29, Mod. 4 & 5 - Sea Sparrow. Ống phóng Mk 29 cho phép tên lửa được lắp sẵn và khả năng phóng đến tám tên lửa trong một súng phóng điều khiển được, khép kín các tên lửa và dễ sử dụng.
Tên lửa được phóng từ tàu USS Ronald Reagan.
Đây là hệ thống hỏa lực cực mạnh được trang bị trên mạng sườn của USS Ronald Reagan chống đe dọa từ các hạm đội đặc biệt là tàu sân bay đối phương.
Hệ thống tên lửa Mk 29 Sea Sparrow 2 hệ thống tên lửa dẫn đường RIM-116 Rolling cũng cho phép USS Ronald Reagan sẵn sàng đánh chặn, đáp trả các hoạt động từ cường kích trên không khi các máy bay trên tàu chưa kịp cất cánh để “không đối không”…
Chỉ cần một mẩu rác, "cỗ máy chiến tranh" sẽ ngừng hoạt động
Tất cả thủy thủ đều phải đi bộ, nhặt rác trên boong 5 lần mỗi ngày.
Để giữ cho các máy móc đắt tiền trên tàu không bị hỏng hóc, thủy thủ trên boong bay phải rất cẩn thận. Ngay cả một thứ rất nhỏ bị bỏ quên cũng có thể thành chuyện xảy ra ngoài mong đợi.
“Hơn 5 lần 1 ngày, tất cả phi hành đoàn, thủy thủ trên tàu đều giải lao trên boong bay bằng cách đi bộ. Nhưng không phải đi bộ thông thường mà là cuộc ḍ t́m trên toàn bộ boong xem có bất kỳ mẩu rác vụn nào hay không.
Mặc dù vậy, nhiều sự kiện không mong đợi vẫn cứ xảy ra chỉ v́ một mẩu rác. Toàn bộ hoạt động của tàu sẽ phải tạm ngừng đến khi boong bay sạch sẽ” - Một thành viên của thủy thủ đoàn cho biết.
therealrtz © VietBF