Vietbf.com - Một ngày trên tàu sân bay khổng lồ của Mỹ với tàu sân bay lớn nhất của Mỹ USS Theodore Roosevelt có thể dự trữ đủ lương thực để duy trì hoạt động trong 90 ngày, phục vụ trên 18.000 suất ăn mỗi ngày. Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt được coi là biểu tượng sức mạnh của hải quân Mỹ, với 4 đường băng cùng 4 máy phóng phi cơ. Vận tốc của tàu có thể lên tới 64,8 km/h. Tàu có khả năng mang theo 90 phi cơ các loại và hơn 5.000 binh sĩ , và hãy mời mọi người tham quan tàu sân bay khổng lồ của Mỹ dưới đây .
Động cơ của máy bay chiến đấu Ong bắp cày F/A-18C phụt luồng lửa mạnh khi chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) trên Vịnh Ba Tư hôm 18/6.
Mỹ điều động chiến hạm này tới khu vực nhằm đảm nhận vai trò một căn cứ để triển khai các hoạt động tấn công nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.
Một thành viên thuộc đội tháo gỡ vật liệu nổ (EOD) của hải quân Mỹ đứng cạnh dàn tên lửa được trang bị cho tàu.
USS Theodore Roosevelt được coi là tàu sân bay hiện đại và lớn nhất của Mỹ. Tàu có chiều dài hơn 320 m. Boong tàu, rộng khoảng 18.000 m2, là nơi cất cánh của hơn 60 máy bay chiến đấu.
Các thành viên đội EOD hôm 18/6 di chuyển vũ khí trên sàn tàu.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt được coi là biểu tượng sức mạnh của hải quân Mỹ, với 4 đường băng cùng 4 máy phóng phi cơ. Vận tốc của tàu có thể lên tới 64,8 km/h. Tàu có khả năng mang theo 90 phi cơ các loại và hơn 5.000 binh sĩ.
Các phi công hải quân Mỹ đang tiến tới máy bay để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ.
USS Theodore Roosevelt có thể dự trữ đủ lương thực để duy trì hoạt động trong 90 ngày. Tàu phục vụ trên 18.000 suất ăn trong một ngày. Nhà máy khử muối trên tàu mỗi ngày sản xuất lượng nước đủ dùng cho 2.000 gia đình.
Các thủy thủ làm việc trên đài chỉ huy tàu.
USS Theodore Roosevelt trị giá khoảng 4,5 tỷ USD, được đưa vào sử dụng từ ngày 25/10/1986. Hoạt động quân sự lớn đầu tiên của chiến hạm này được đánh dấu bằng sự góp mặt trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991.
Làn khói mù mịt bốc lên xung quanh một nhân viên hoa tiêu trên tàu sau khi một chiến đấu cơ vừa cất cánh khỏi đường băng.
Lần làm nhiệm vụ lớn nhất gần đây của tàu USS Theodore Roosevelt là vào năm 2002. Khi đó, nó hoạt động liên tiếp 159 ngày trên biển, phá vỡ kỷ lục về thời gian hoạt động lâu nhất trên biển của tàu chiến từ thời kỳ Thế Chiến II.
Chuẩn đô đốc Andrew Lewis sử dụng ống nhòm để quan sát hoạt động diễn ra trên tàu từ trung tâm chỉ huy.
Trong chuyến thăm 5 ngày tới Anh hồi tháng 3, tàu USS Theodore Roosevelt buộc phải neo đậu ngoài khơi bờ biển Hampshire bởi kích cỡ quá lớn khiến nó không thể cập bến tại xưởng đóng tàu Portsmouth của Hải quân Hoàng gia Anh.
Nhân viên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đeo những sợi dây móc trên vai. Họ dùng chúng để cố định các máy bay đậu trên sàn tàu.
Các thủy thủ trên tàu làm vệ sinh và kiểm tra một chiến đấu cơ.
Dàn tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet xếp hàng ngay ngắn trên sàn tàu để chuẩn bị cất cánh.
Những quả tên lửa sẽ được sử dụng trong nhiệm vụ không kích các tay súng khủng bố IS.
Vũ Hoàng
(Ảnh: Reuters)