Thông tin từ The Washington Post, những h́nh ảnh vệ tinh được chụp hôm 28/6 cho thấy Trung Quốc đang xây dựng những công tŕnh trông giống như các căn cứ quân sự tại các đảo nhân tạo được bồi đắp phi pháp ở biển Đông.
Ảnh vệ tinh chụp hoạt động xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc
trên đảo đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef). (Nguồn: YouTube)
Theo The Washington Post, những h́nh ảnh vệ tinh được chụp hôm 28/6 cho thấy Trung Quốc đang xây dựng những công tŕnh trông giống như các căn cứ quân sự tại các đảo nhân tạo được bồi đắp phi pháp ở biển Đông.
Các ảnh vệ tinh này do công ty ảnh số Digital Globe chụp và cung cấp cho tạp chí The Post của tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Một trong những h́nh ảnh được đăng tải trên trang mạng của AMTI cho thấy Trung Quốc gần như đă hoàn thành xong việc xây dựng đường băng dài 3km trên đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef). Theo AMTI, Trung Quốc đang tiếp tục “lát mặt bằng, đánh dấu băi đáp máy bay, sân đỗ máy bay, trung tâm điều khiển căn cứ không quân, hệ thống ăng-ten cảm biến, và các cơ sở phụ trợ khác.”
AMTI cho biết thêm, phân tích từ ảnh vệ tinh, trên đảo Đá Chữ Thập c̣n có 10 cột ăng-ten viễn thông vệ tinh, một tháp có thể là tháp radar, hai ngọn hải đăng và 1 nhà máy xi măng. Ngoài ra, c̣n có 1 bến cảng đă xây dựng được một phần với 9 bến tàu tạm. Bên cạnh đó, h́nh ảnh vệ tinh cũng ghi nhận có một tàu hải quân Trung Quốc đang neo đậu tại đây.
Tính đến nay, diện tích bồi đắp tại đảo Đá Chữ Thập là 2,740,000 mét vuông, trong đó khu vực cảng chiếm 630,000 mét vuông.
Trong khi đó, tại đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), AMTI cho biết các cơ sở hạ tầng đang được xây dựng bao gồm: một cảng nhỏ có không gian neo đậu giới hạn, hai trạm bốc dỡ hàng hóa, hai băi đáp dành cho trực thăng, ba cây cột trông giống như cột ăngten kết nối vệ tinh, hai tháp radar, sáu tháp do thám và an ninh, 4 tháp vũ khí và một ngọn hải đăng. Ngoài ra, c̣n có khu vực trồng trọt cung cấp lương thực và khu vực sản xuất năng lượng cho toàn đảo, gồm hai tuôcbin gió và 44 tấm pin mặt trời.
Giám đốc AMTI, bà Mira Rapp-Hooper, cho biết những cơ sở này có tất cả “chức năng quân sự” và có thể tăng cường khả năng giám sát của Trung Quốc đối với hoạt động của các quốc gia khác tại khu vực lănh hải đang tranh chấp trên biển Đông.
Nhận định về việc xây dựng các cơ sở trên những đảo nhân tạo bất hợp pháp tại biển Đông, bà Rapp-Hooper cho hay điều nay “sẽ trở thành một thách thức ngoại giao mới, không chỉ đối với Mỹ, mà c̣n đối với tất cả các nước trong khu vực, vốn rất quan tâm phản đối mạnh mẽ hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại các đảo.”
Hôm thứ Ba vừa qua (30/6), Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc đă bồi đắp xong một số đảo đá tại quần đảo Trường Sa trên biển Đông.
Thông tin từ AMTI cho biết việc bồi đắp đảo trái phép đă hoàn tất tại 5 trong số 7 băi cạn ở quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, các h́nh ảnh vệ tinh, chụp trong khoảng thời gian từ ngày 5/6 đến ngày 10/6, cho thấy việc bồi đắp vẫn đang tiếp tục được thực hiện tại hai băi cạn: Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Subi (Subi Reef).
Số liệu cập nhật trên trang mạng của AMTI cho thấy, tính đến thời điểm hiện giờ, Trung Quốc đă bồi đắp bất hợp pháp tổng cộng 12.822.100 mét vuông trên 7 ḥn đảo tại quần đảo Trường Sa.
Theo nhận định của các chuyên gia, các động thái mới nhất của Trung Quốc tại biển Đông ngày càng chứng tỏ tham vọng độc chiếm lănh thổ của Trung Quốc tại biển Đông đă tiến sang một giai đoạn mới.
Ngoài ra, không chỉ các chuyên gia phân tích của Mỹ, mà cả các chuyên gia Trung Quốc cũng thừa nhận rằng các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang ngày đêm bồi đắp là “mục tiêu dễ bị công kích” của lực lượng vũ trang Mỹ, trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc tại biển Đông.
Theo Want China Times, trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Defence News của Mỹ, ông Ian Easton – chuyên gia quốc pḥng về Trung Quốc của Viện Dự án 2049 tại Washington, ông Wallace Gregson – cựu trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ về các vấn đề an ninh châu Á – Thái B́nh Dương và ông Chu Phong – chuyên gia về biển Đông của Trường ĐH Nam Kinh (Trung Quốc) đều đồng ư rằng việc cải tạo, bồi đắp phi pháp và quân sự hoá trên các đảo chiếm đóng ở biển Đông “sẽ không tồn tại được lâu trong một cuộc chiến với Mỹ”.
Như Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt đă đưa tin trước đó, song song với việc tiến hành cải tạo bồi đắp đảo bất hợp pháp trên biển Đông, Trung Quốc c̣n đang đầu tư mạnh vào việc phát triển và triển khai các tàu ngầm hạt nhân.
Tham vọng độc chiếm biển Đông giúp tàu ngầm Trung Quốc có không gian thoải mái di chuyển ra vào khu vực Thái B́nh Dương và các vùng biển xa hơn nữa mà ít bị phát hiện, từ đó ngăn chặn được nguy cơ bị do thám.
Không chỉ các nước tại khu vực Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới đều quan tâm chặt chẽ đến diễn biến tại khu vực biển Đông mà ngay cả Ấn Độ cũng bắt đầu cảm thấy lo ngại.
Gần đây, tờ Times of India của Ấn Độ cho biết Trung Quốc sắp sửa bổ sung thêm 5 tàu ngầm lớp Jin 094 tên lửa đạn đạo hạt nhân. Điều này sẽ tạo ra mối đe dọa an ninh rất lớn đối với Ấn Độ.
Một trong những lư do khiến Ấn Độ quan ngại là v́ biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái B́nh Dương – Ấn Độ Dương. Một khi Trung Quốc độc chiếm biển Đông th́ có thể dễ dàng ra vào khu vực Thái B́nh Dương và tiếp cận với các khu vực khác trên thế giới dễ dàng hơn, bao gồm khu vực Đại Tây Dương.