Mới đây, thứ trưởng Quốc pḥng Philippines đă tiết lộ kế hoạch tăng cường sức mạnh hải, không quân bằng cách mua máy bay tiêm kích, trực thăng chiến đấu và tàu khu trục. Và Ông cũng rất thẳng thắn trong việc nêu lên lư do của việc này, ông mạnh dạn khẳng định là "để chống Trung Quốc đang gây hấn ở Biển Đông”. (một điều chính quyền VC không bao giờ dám làm!)
Nếu như có cuộc xung độ nổ ra với Trung Quốc trên biển Đông, Philippines chắn chắn sẽ triển khai 12 chiến đấu cơ FA-50PH để chống lại quân đội Bắc Kinh – website quân sự Sina Military Network đặt tại Bắc Kinh lên tiếng cảnh báo
Không quân Philippines đă hoàn tất chuyến bay đầu tiên trên chiến đấu cơ FA-50PH vào ngày 19.6. Đây là loại chiến đấu cơ được phát triển từ loại T-50 chuyên dùng cho công tác huấn luyện của Hàn Quốc.
Loại T-50 này được Hàn Quốc cải tiến, phát triển để trở thành loại máy bay tiêm kích cho không lực Philippines với khả năng mang được đến 4,5 tấn vũ khí cùng với hệ thống vũ khí được trang bị rất đa dạng, bao gồm hỏa tiễn không đối đất, bom chùm và bệ phóng rocket.
Chuyến bay thử ngày 19.6 đă tiến hành thành công bởi các phi công Philippines được đào tạo ở Hàn Quốc như là một phần trong kế hoạch sản xuất, huấn luyện và chuyển giao.
Lănh đạo Bộ Quốc pḥng Philippines - thứ trưởng Fernando Malano cho biết 2 chiếc FA-50PH sẽ được chuyển giao cho không quân Philippines vào tháng 12.2015 và sẽ lập tức đưa vào biên chế hoạt động của hải quân, triển khai đến các vùng biển tranh chấp với Trung Quốc.
FA-50PH cũng được xem là một bước chuyển tiếp về sức mạnh của không quân Philippines vốn trước đây quen chuộng với loại F-16 của Mỹ.
Đây là một phần của bản hợp đồng được kư năm 2013, theo đó, Philippines sẽ nhận thêm 2 chiến đấu cơ nữa vào 6 tháng đầu năm 2016.
"Số chiến đấu cơ này sẽ sẵn sàng nhận lệnh ngay sau khi được chuyển giao" - thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Philippines cho biết. "12 chiến đấu cơ mới này rất quan trọng đối với không quân Philippines vốn đang trong chương tŕnh hiện đại hóa trang thiết bị, rất phù hợp cho việc tác chiến trên biển với hải quân".
Vị quan chức này cũng cho hay Philippines đang dự kiến tăng cường thêm 2 tàu khu trục, cũng của Hàn Quốc, cùng 2 tàu vận chuyển chiến thuật của Indonesia.
"Tàu khu trục cùng chiến đấu cơ mới sẽ là lực lượng ṇng cốt của quân đội Philippines, đặc biệt là trong việc đương đầu với sự hung hăn của Trung Quốc ở Biển Đông" - ông Malano cho biết và thêm rằng ông cũng hy vọng Philippines sẽ đón nhận thêm ít nhất 2 chiếc Bell - loại trực thăng chiến đấu, trong năm nay.
"Ít nhất là 2 chiếc, nhiều nhất có thể lên đến 6 chiếc theo như kế hoạch" - vị thứ trưởng cho biết.
Số trực thăng chiến đấu này đến từ bản hợp đồng mua 8 chiếc Philippines kư với một công ty trực thuộc Bộ Quốc pḥng Canada với giá trị 106,8 triệu USD. 8 chiếc Bell này sẽ giúp Philippines gia tăng đáng kể sức mạnh trên không.
Mặc dù giữa Seoul và Bắc Kinh có mối giao hảo với nhau về kinh tế, tuy nhiên, Hàn Quốc đă quyết định bán số chiến đấu cơ FA-50PH này cho Philippines – một quốc gia theo báo Đài Loan Want China Times đánh giá, là kẻ thù tiềm tang của Trung Quốc – v́ họ muốn mở rộng thị trường vũ khí ra nước ngoài.
Nhiều quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á và Trung Đông đang được xem là những bạn hàng của Hàn Quốc khi nước này đang cố nhắm đến khả năng tự phát triển nền công nghiệp quốc pḥng của ḿnh.
Để có thể tự ḿnh phát triển loại chiến đấu cơ tàng h́nh thế hệ thứ 5, Seoul cũng đang t́m kiếm sự hợp tác của Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước sự xuất hiện của 12 chiến đấu cơ made in Korea, trang mạng Sina Military Network của Trung Quốc tuy la làng cảnh báo song mặt khắc lại huênh hoang cho rằng chiến đấu cơ FA-50PH của Philippines không thể chống chọi được với các hệ thống pḥng không của Trung Quốc vốn đă được thiết lập trên các đảo nhân tạo Bắc Kinh vừa ngang ngược xây trái phép trên Biển Đông.
Trang web quân sự này của Trung Quốc cũng cho rằng số chiến đấu cơ này cũng sẽ gặp thách thức trước sự hiện diện của tàu khu trục tên lửa Type 052C của hải quân Trung Quốc và chiến đấu cơ J-11BH đă được triển khai trên đảo Chữ Thập do Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.
Lê Huỳnh Lê (Want China Times, Asia News & World News)