Trong chính trị, nhà ngoại giao và quân sư phải có những lựa chọn và đường lối chính xác. Không đặt trọn niềm tin ở TQ, Nga có những nước đi riêng cho mình. Hãy cùng vietbf khám phá nhé!
Dù vẫn tăng cường mối quan hệ chính trị thân thiết, nhưng mối quan hệ TQ và Nga trong quan sát của Greg Shtraks trên Diplomat không khác nào "nóng về chính trị, lạnh về kinh tế". Hồi tháng 5, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã thăm Moscow dự lễ mừng chiến thắng của Nga và mới đây, Tổng thống Nga Putin tới Bắc Kinh tham dự lễ diễu binh tháng 9.
Những chuyến viếng thăm cấp cao này được nhiều người cho rằng là dấu hiệu cho sự hợp tác lớn hơn giữa hai nước. Khi TQ hướng tới mục tiêu trở thành siêu cường toàn cầu, còn Nga thì kiếm nhiều đồng minh bên ngoài phương Tây, hai nước rõ ràng đã xác định là đối tác tiềm năng của nhau.
Những lợi ích trong quan hệ kinh tế Nga-Trung bắt nguồn từ liên minh chính trị gắn kết nhưng thực tế, nền kinh tế mỗi nước đều đang bất ổn. Kinh tế Nga tiếp tục đi xuống, giá trị đồng rúp liên tục giảm trong suốt hai năm qua, tỉ lệ lạm phát ở mức 15%. Giá dầu thô của Nga ở mức thấp kỷ lục. Sức khỏe nền kinh tế còn chịu tác động nghiêm trọng của các biện pháp cấm vận phương Tây xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraina. Mặc dù những con số thống kê về kinh tế ảm đạm, nhưng ngân sách quân sự khá lớn của Nga hầu như không thay đổi. Nó chỉ được chỉnh chút ít gần đây như để phản ánh khả năng kinh tế của đất nước. Bất chấp những khó khăn kinh tế, ông Putin vẫn giữ nguyên lập trường về vấn đề Ukraina. Trong khi đó, kinh tế TQ cũng có những dấu hiệu không tốt sau thời gian dài tăng trưởng thần kỳ. Thị trường chứng khoán đã giảm 7,6% và ước tính tổn thất tới 4 nghìn tỉ USD.
vietbf @ sưu tầm