Đó là công bố của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter ngày 27-10. Ông cho biết Washington sẽ “triển khai các hành động quân sự trực tiếp trên bộ” để chống lại iS ở Iraq và Syria. Như vậy để chiến thắng toàn diện IS, Mỹ sẽ từ trên đánh xuống, từ dưới đánh lên, IS có c̣n đường thoát?
“Chúng tôi sẽ hỗ trợ đối tác trực tiếp bằng các cuộc không kích hoặc trên mặt đất” – ông Carter nói trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. Ngoài kế hoạch tăng các cuộc không kích và chiến đấu trên bộ, ông Carter c̣n nói về sự cần thiết phải gia tăng áp lực xung quanh thành tŕ Raqqa của IS ở Syria cùng với Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar của Iraq.
Lầu Năm Góc ban đầu từ chối b́nh luận về vụ trợ giúp lực lượng người Kurd giải cứu khoảng 70 con tin ở miền Bắc Iraq hồi tuần trước, trong đó khiến đặc nhiệm Mỹ Joshua Wheeler thiệt mạng. Tuy nhiên, ông Carter sau đó nói rằng Washington hy vọng thực hiện nhiều hơn các hoạt động kiểu này và cho biết sứ mệnh giải cứu “đại diện cho sự tiếp nối trong việc hỗ trợ và tư vấn của quân đội Mỹ tại Iraq và Syria”.
Trả lời phỏng vấn đài NBC News tuần trước, ông Carter thừa nhận cuộc đột kích ở Hawija, tỉnh Kirkuk - Iraq kể trên là hoạt động chiến đấu thực sự. Đây cũng là lần đầu tiên lính Mỹ tham chiến trực tiếp trên bộ chống lại phiến quân IS.
Cam kết tăng cường chiến dịch không kích và đổ bộ của ông Carter diễn ra trong bối cảnh liên quân Mỹ đánh trúng ít mục tiêu phiến quân hơn so với dự kiến những tháng gần đây.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: The Wall Street Journal
Tuy nhiên, Phó Thư kư báo chí Nhà Trắng Eric Schultz hôm 27-10 khẳng định Washington không có ư định cho lính Mỹ tham chiến dài hạn trên mặt đất. Ông cho biết quân đội Mỹ sẽ tiếp tục đào tạo, tư vấn và hỗ trợ các lực lượng ở Iraq và Syria.
Chính quyền Obama phản đối triển khai lính Mỹ tới Syria chiến đấu trên mặt đất nhưng hiện nay tại Iraq, khoảng 3.500 nhân viên quân sự Mỹ đang làm nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ cho các lực lượng địa phương chống lại IS, dù họ không trực tiếp cầm súng.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford thừa nhận “cán cân lực lượng” đă nghiêng về phía Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria.
Mỹ hồi đầu tháng này thông báo tạm dừng chương tŕnh đào tạo và trang bị cho quân nổi dậy “ôn ḥa” Syria do tốn kém và không đạt hiệu quả. Thay vào đó, Washington tập trung viện trợ quân sự cho các thủ lĩnh đối lập. Thượng nghị sĩ Cộng ḥa John McCain nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ bảo vệ họ khỏi bom đạn của chế độ Assad và Nga”. Ông cũng lặp lại cáo buộc Moscow tấn công phiến quân ôn ḥa được Washington trang bị và đào tạo.
Một số nhà lập pháp hỏi tại sao Mỹ không thiết lập vùng cấm bay hoặc bảo vệ ở Syria, Bộ trưởng Carter và Tổng thống Obama trả lời điều đó khá tốn kém và gây nguy hiểm cho quân đội Mỹ.
Cùng ngày 27-10, Văn pḥng truyền thông Phủ Tổng thống Syria cho biết ban lănh đạo nước này sẵn sàng đón nhận mọi giải pháp chính trị miễn là nó “bảo đảm sự thống nhất của Syria, tránh đổ máu và phục vụ lợi ích của người dân Syria". Tuy nhiên, tuyên bố cũng nhấn mạnh sẽ không có ư tưởng hay sáng kiến nào được thực thi nếu không ưu tiên sứ mệnh tiêu diệt khủng bố.
Trong một diễn biến khác,Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel thảo luận về vấn đề Syria và cuộc khủng hoảng tị nạn tại Paris vào ngày 27-10 (giờ địa phương).
Therealtz © VietBF