Với mục tiêu tấn công châu Âu nhưng khó mà thành khi IS đang bị tấn công dữ dội ở Syria và Iraq. Chúng phải t́m căn cứ khác an toàn hơn, Lybia sẽ là nơi chúng lập một vùng lănh thổ mới để tiếp tục hoành hành. Hiện tại Lybya IS đă lập một căn cứ địa vững vàng ngay sát châu Âu để tăng nguồn thu từ dầu khí và tổ chức các cuộc tấn công khủng bố, New York Times cho hay.
Bức ảnh do trang web cực đoan Wilayat Trablus công bố cho thấy cảnh các tay súng IS tấn công một nhà máy điện ở Sirte - Ảnh: AFP
Kể từ khi IS tuyên bố chiếm thành phố Sirte bên bờ Địa Trung Hải hồi tháng 2, số lượng binh sĩ của chúng tại đây đă tăng từ 200 lên 5.000.
Thành phố Sirte chỉ cách Sicily (Ư) gần 650km. Ban đầu các thủ lĩnh IS đến Sirte từ Iraq và các vụ hành quyết bằng cách chặt đầu liên tục diễn ra.
Các đài truyền thanh địa phương không c̣n phát nhạc nữa, thay vào đó là các bài tuyên truyền về sự vĩ đại của IS và thủ lĩnh tối cao Abu Bakr al-Baghdadi. Các cư dân địa phương và con tin thoát khỏi đây khẳng định ḍng tay súng nước ngoài liên tục chảy vào Sirte.
Chuyển hướng chiến lược
“Toàn bộ chính quyền IS đến từ nước ngoài. Họ là những người ra quyết định” - NYT dẫn lời doanh nhân Nuri al-Mangoush, chủ một công ty xe tải ở Misurata, gần Sirte.
Tuần trước, Thủ tướng Ư Matteo Renzi cảnh báo Libya có thể trở thành “điểm nóng khẩn cấp” mới sau Syria và Iraq, hai khu vực liên quân quốc tế do Mỹ lănh đạo và Nga đang liên tục không kích các mục tiêu IS.
T́nh báo phương Tây cho biết trước sức ép ngày càng lớn ở Syria và Iraq, IS bắt đầu chuyển hướng sang chiến lược mới.
Đầu tiên là các cuộc tấn công khủng bố ở nước ngoài, bao gồm vụ tắm máu Paris và vụ đánh bom máy bay Nga tại Ai Cập. Thứ hai là dồn nguồn lực vào các chi nhánh ở nước ngoài tại các nước như Ai Cập, Afghanistan, Nigeria… Nhưng không đâu quan trọng bằng thành phố Sirte ở Libya.
Duy chỉ có chi nhánh của IS ở Sirte là hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của các thủ lĩnh hàng đầu IS ở Syria.
“Libya là chi nhánh của IS mà chúng tôi lo ngại nhất” - ông Patrick Prior, nhà phân tích chống khủng bố hàng đầu của Cơ quan T́nh báo quốc pḥng Mỹ (DIA), nói. Các quan chức phương Tây tiết lộ Mỹ và Anh đă cử đặc nhiệm đến Libya do thám các hoạt động của IS, nhưng chưa có chiến lược cụ thể để chống IS tại đây.
Tận dụng t́nh trạng hỗn loạn ở Libya sau khi nhà lănh đạo Muammar Gaddafi sụp đổ, IS đă thiết lập kiểm soát Sirte và các vùng lân cận. Các nhóm quân sự ở Misurata từng thề chống IS giờ cũng đă rút lui. Các nhóm này thừa nhận không đủ vũ khí và sự hỗ trợ cần thiết để mở chiến dịch chống IS.
Các quan chức chính phủ Libya cảnh báo sớm muộn IS cũng sẽ tấn công các giếng dầu và nhà máy lọc dầu gần Sirte để tăng nguồn thu. Sirte là cửa ngơ tới một số giếng dầu và nhà máy lọc dầu lớn ở phía đông. Hàng loạt vụ đánh bom tự sát và ám sát làm dấy lên lo ngại IS sẽ thôn tính thành phố Ajdabiya ở phía đông.
Nếu chiếm được thành phố này, IS sẽ kiểm soát các tuyến đường huyết mạch và những giếng dầu lớn. Gần đây, một trong những thủ lĩnh cấp cao của IS là Abu Ali al-Anbari, cựu quan chức Iraq dưới chế độ Saddam Hussein, đă đến Libya để chỉ đạo các chiến dịch tấn công.
Mục tiêu phá châu Âu
Trong tháng 11 Mỹ đă mở cuộc không kích IS đầu tiên tại Libya, giết chết cựu thủ lĩnh của nhóm này tại Sirte. Và Anbari là kẻ thay thế.
Tại Sirte, IS cũng thi hành luật Hồi giáo hà khắc, buộc phụ nữ đeo mạng, cấm bán đĩa nhạc và thuốc lá, đóng cửa các cửa hàng trong giờ cầu nguyện… Ít nhất bốn người đă bị hành h́nh theo kiểu đóng đinh thập giá kể từ tháng 8.
Tháng trước, các tay súng IS tại Sirte chặt đầu hai phụ nữ bị buộc tội làm phù thủy. IS cũng kêu gọi những kẻ cực đoan nước ngoài đến Libya thay v́ cố đi vào Syria.
“Sirte sẽ trở thành trung tâm quyền lực không kém ǵ Raqa (đại bản doanh của IS ở Syria)” - một quan chức t́nh báo phương Tây nhận định.
IS có những mục tiêu lớn đối với Libya. Trong tạp chí cực đoan Dabiq số ra gần đây, một thủ lĩnh IS là Abu Mughirah al-Qahtani khẳng định chúng sẽ tận dụng vị thế địa chiến lược của Libya và kho dầu dự trữ của nước này để phá hoại an ninh và nền kinh tế châu Âu.
Khoảng 85% lượng dầu thô Libya sản xuất trong năm 2014 xuất sang châu Âu. Và 50% lượng khí đốt nước này đi đến Ư.
“Sự kiểm soát của chúng tôi ở khu vực này sẽ dẫn tới t́nh trạng sụp đổ kinh tế với các nước châu Âu, đặc biệt là Ư” - Qahtani cảnh báo.
Therealtz © VietBF