Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay của Nga chắc chắn sẽ khiến t́nh h́nh giữa 2 nước rơi vào t́nh trạng căng thẳng hơn bao giờ hết. Điều mà cả thế giới vẫn đang giơi theo sau vụ việc này đó là hành động đáp trả của Nga dành cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ như thế nào.
Theo nhà báo Roland Oliphant của hăng tin Anh The Telegraph ở Moscow, vụ việc là tổn thất nghiêm trọng đầu tiên mà phía Nga phải gánh chịu từ khi bắt đầu chiến dịch oanh kích ở Syria gần 2 tháng trước.
Đó là một giây phút đau thương đối với các phi công, gia đ́nh và đồng đội của họ trên mặt đất.
Nhưng theo ông Oliphant, đối với vị tổng tư lệnh Nga, đây không phải là một sự kiện gây sốc bởi chắc chắn khi điều động các chiến đấu cơ, đặc biệt là thực hiện một chiến dịch trên không, th́ nhiều chuyện có thể diễn ra không như ư muốn. V́ vậy, phía Nga hẳn đă phải có một kế hoạch đề pḥng sự bất ngờ cho những t́nh huống tương tự.
Nhà báo Telegraph nhận định, sự trả đũa quân sự từ phía Nga là gần như không thể. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO, và việc bắn hạ các chiến đấu cơ của nước này sẽ có nguy cơ khơi mào chiến tranh thế giới lần 3.
Thay vào đó, theo ông Oliphant, thế giới có thể sẽ chứng kiến Nga không kích các nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ trên thực địa - có thể cả tổ chức người Turk mà Ankara đă khuyến cáo Moscow nên tránh xa.
Báo VOX trích dẫn b́nh luận của Giáo sư Mark Galeotti thuộc Trung tâm Các vấn đề Toàn cầu của Đại học New York cho rằng, Nga có thể công kích NATO, như đă từng làm trước kia, nhưng sẽ bàn bạc một số vấn đề sâu hơn, quan trọng hơn trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc "phiêu lưu" quân sự của Nga ở Syria.
Theo giáo sư Galeotti, trước tiên là lỗi của phi công v́ họ đă lượn sát biên giới và cũng có thể vô t́nh bay lạc. Bên cạnh đó, v́ Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO nên Nga có thể chỉ thể hiện sức mạnh ngoại giao - chính trị bằng ngôn từ.
Rob Garver, cây viết trên tạp chí Fiscal Times, nhận định vụ việc sẽ đặt Putin vào một t́nh thế rất nhạy cảm. Một phần uy tín của Tổng thống Nga ở trong nước là nhờ việc ông phóng chiếu sức mạnh của Nga ra thế giới, nên dường như Ankara sẽ khó tránh khỏi một sự đáp trả nào đó của Moscow.
Nếu Putin chọn phản ứng bằng vũ lực th́ chính ông sẽ bị đẩy vào một cuộc xung đột trực tiếp với một nước NATO, khối có hiệp ước quốc pḥng chung yêu cầu các thành viên trợ giúp bất kỳ nước đơn lẻ nào trong khối bị tấn công.
Thổ Nhĩ Kỳ đă triệu tập một cuộc họp khẩn của NATO ngay tối ngày 24/11, sau vụ bắn máy bay Nga.
Theo ông Rob Garver, khi có thông tin đầu tiên về sự việc, phát ngôn viên Điện Kremlin đă phản ứng rất thận trọng: "Chúng ta phải kiên nhẫn. Đây là một vụ việc nghiêm trọng, nhưng một lần nữa, nếu không có đầy đủ thông tin th́ khó có thể nói bất cứ điều ǵ...".
Tuy nhiên, không lâu sau Tổng thống Putin - người đang gặp gỡ Quốc vương Jordan ở thành phố nghỉ dưỡng Sochi - đă thẳng thừng gọi đó là một tội ác.
"Sự kiện bi thảm này sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi đă luôn coi Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là một láng giềng thân thiết mà c̣n là một nước bạn bè. Tôi không biết ai hưởng lợi từ những ǵ xảy ra hôm nay, nhưng không phải chúng tôi", truyền thông Nga trích dẫn tuyên bố của ông Putin.
Tuy nhiên theo Giáo sư Mark Galeotti, mặc dù Tổng thống Putin tuyên bố Thổ Nhĩ Kỹ phải "những hậu quả nghiêm trọng" nhưng rất khó đoán định phản ứng cụ thể của ông là ǵ.
Trên thực tế, các máy bay của Nga đă hoạt động nhiều ngày qua ở vùng biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, gây căng thẳng giữa Mocsow và chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Nga ủng hộ chính quyền Bashar al-Assad và tấn công nhiều điểm sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó, chiến đấu cơ Nga nhiều lần vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Có lần, Nga đă phải chính thức xin lỗi, giải thích do lỗi của phi công.
Trong bối cảnh này, giáo sư Galeotti cho rằng, thế giới nhiều khả năng sẽ chỉ chứng kiến một hành động nào đó mang tính biểu tượng của Nga, có thể là cấm các hăng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ đáp xuống các sân bay của Nga, phản đối với đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc áp một kiểu cấm vận kinh tế nào đó.
vbf @ sưu tầm