Sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rới máy bay Nga th́ cả 2 nước đều không ai nhường ai và tất nhiên sẽ dẫn tới những bất đồng và ảnh hưởng ngoại giao 2 nước. Cả 2 nước đều liên tục căng cường các biênn pháp trả đũa kinh tế lẫn nhau và riêng Nga c̣n tấn công cả về mặt chính trị, lợi thế rơ ràng là thuộc về Nga.
Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục xấu đi sau vụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc máy bay chiến đấu của Nga tại khu vực biên giới Syria. Ngày 28/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảnh báo công dân không nên đến Nga.
Trong một tuyên bố, Phủ Tổng thống Nga cho biết, những biện pháp mà chính phủ Nga soạn thảo và được Tổng thống Putin kư thông qua bằng sắc lệnh là nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn của công dân Nga.
Những biện pháp trừng phạt này bao gồm cấm các chuyến bay thuê bao giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty Nga tuyển mộ lao động Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu từ ngày 1/1 năm sau, cũng như cấm nhập khẩu một số mặt hàng của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, các hăng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn khi hoạt động trên lănh thổ Nga, v́ các lư do an ninh.
Người phát ngôn phủ Tổng thống Nga Dmitry Peskvo cho biết: “Đây là những t́nh huống chưa từng có và thách thức mà nước Nga phải đối mặt cũng là chưa từng có. V́ thế hành động của chúng tôi nhằm đối phó với nguy cơ này là phù hợp.”
Trước đó, ngày 27/11, Chính phủ Nga đă quyết định đ́nh chỉ thỏa thuận miễn thị thực giữa hai nước bắt đầu từ ngày 1/1 năm sau. Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Nga ngày càng hoài nghi về quyết tâm thực sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Hành động của Nga không phải là một sự trả đũa, mà là do những mối nguy cơ thực sự. Hiện có một làn sóng các tay súng cực đoan được thiết lập thông qua Thổ Nhĩ Kỳ theo các hướng khác nhau.
Quyết định của Nga đưa ra chỉ vào giờ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ khuyến cáo công dân không nên tới Nga nếu không có việc khẩn cấp. Theo Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh báo được thiết lập dựa trên những khó khăn mà công dân Thổ Nhĩ Kỳ gặp phải khi đến hay lưu trú tại Nga và sẽ được duy tŕ cho tới khi t́nh h́nh được cải thiện.
Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố lấy làm tiếc về sự cố hàng không xảy ra với Nga: “Chúng tôi thực sự lấy làm tiếc về sự cố này. Chúng tôi không hề muốn nó xảy ra, song thật không may mọi việc lại không như mong muốn. Tôi hi vọng những sự vụ như thế này sẽ không tái diễn. Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ ủng hộ hay kích động gây căng thẳng và xung đột. Chúng tôi cũng sẽ không bao giờ làm như vậy.”
Trước đó ngày 27/11, ông Erdogan đă yêu cầu một cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin bên lề các cuộc thảo luận về khí hậu tại Pháp vào ngày 30/11 tới, đồng thời cho biết, không muốn quan hệ với Nga trở nên xấu hơn. Tuy nhiên, Nga đă gần như bác bỏ đề xuất khi cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đă cố t́nh đẩy quan hệ với Nga vào bế tắc, khi cho đến nay vẫn không thể đơn giản đưa ra một lời xin lỗi hay đề xuất bồi thường nào.
Có thể thấy, căng thẳng trong quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Và không chỉ dừng lại ở những lời đổ lỗi hay thách thức nhau, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ c̣n dường như đă bước vào giai đoạn đầu của “một trận chiến thương mại”, với các đ̣n trừng phạt kinh tế lẫn nhau.
Theo các nhà phân tích, điều này không chỉ khiến mối quan hệ ngoại giao vốn đă “lỏng lẻo” giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ càng trở nên lạnh lùng, xa cách hay gây thiệt hại cho nền kinh tế của cả hai nước, mà c̣n ảnh hưởng tới các nỗ lực giải quyết những vấn đề nóng trong khu vực và quốc tế hiện nay như cuộc chiến chống khủng bố, cuộc khủng hoảng Syria hay vấn đề di cư.
Dù nhiều lời kêu gọi đă được đưa ra ra, hối thúc hai bên giảm căng thẳng, đối thoại nhưng xem ra cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho một bước tiến để xích lại gần nhau./.
vbf @ sưu tầm