Trưa qua 3/12, Tổng thống Nga đă có bài phát biểu thông điệp liên bang năm 2015. Trong đó, hủng bố, quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và kinh tế là ba trọng tâm chính. Có một câu nói của ông làm dư luận đang dậy sóng, đó là: "Chúng tôi biết rơ người nào ở Thổ Nhĩ Kỳ nhét đầy túi và giúp bọn khủng bố kiếm tiền”.
Công nhân một xưởng sửa xe ở vùng Siberia xem thông điệp của Tổng thống Putin ngày 3-12 - Ảnh: Reuters
Đây là thông điệp liên bang thứ 22 trong lịch sử nước Nga hiện đại và là thông điệp thứ 12 của ông Putin. Bài phát biểu của tổng thống Nga trước các thành viên hạ viện, hội đồng liên bang, chính phủ, lănh đạo các vùng miền... được truyền thông quốc tế đặc biệt chú ư trong bối cảnh Nga đang là tâm điểm của nhiều vấn đề quốc tế nóng bỏng: từ khủng hoảng Ukraine, xung đột Syria đến vụ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm nay có hơn 500 nhà báo, phóng viên của Nga và các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, châu Âu, Mỹ... tham gia đưa tin sự kiện.
Cứng rắn với Thổ Nhĩ Kỳ
Mở đầu bản thông điệp, ông Putin đề cập ngay đến chủ đề chống khủng bố. Ông nhấn mạnh một quốc gia không thể nào bằng sức ḿnh chiến thắng chủ nghĩa khủng bố quốc tế, “nhất là trong điều kiện các biên giới ngày nay đều mở, thế giới lại đang trải qua một đợt sóng di dân mới”.
Ông Putin nhấn mạnh cần phải tiêu diệt khủng bố trước khi chúng tiếp cận nước Nga. “Cần phải thiết lập một mặt trận quốc tế thống nhất chống khủng bố” - ông Putin nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi các nước tránh áp dụng “tiêu chuẩn kép” trong chính sách, qua lại với các nhóm khủng bố hoặc sử dụng chúng v́ lợi ích của ḿnh.
Chuyển sang quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác với nước này trong các vấn đề an ninh nhạy cảm của khu vực, nhưng bên cạnh đó Ankara phải chịu trách nhiệm trực tiếp về sự hi sinh của quân nhân Nga tại Syria.
“Nếu có ai đó nghĩ rằng họ có thể trốn chạy một tội ác chiến tranh hèn hạ chỉ bằng cách chịu đựng vài đ̣n cấm vận th́ họ đă sai lầm. Chúng tôi không dưới một lần nhắc lại những ǵ họ đă làm và họ không một lần nào hối hận về hành động của ḿnh. Chúng tôi biết cần phải làm ǵ trong trường hợp này” - ông Putin ám chỉ Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bài phát biểu của ḿnh, ông Putin tách bạch hai mối quan hệ: với dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ và với nhà cầm quyền Ankara hiện tại. “Chúng tôi có những người bạn lâu năm và đáng tin tưởng ở Thổ Nhĩ Kỳ" - ông Putin dịu giọng, nhưng lập tức quay sang công kích chính quyền Tổng thống Recep Erdogan - "Chúng tôi biết rơ người nào ở Thổ Nhĩ Kỳ nhét đầy túi và giúp bọn khủng bố kiếm tiền”.
Vài phút sau diễn văn của ông Putin, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak thông báo với báo giới Nga đă cho dừng các cuộc thương thảo với Ankara về việc xây dựng đường ống khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ. Reuters b́nh luận đây là một động thái biểu tượng thể hiện sự giận dữ của Điện Kremlin.
Kinh tế vẫn là mối lo
Nói về kinh tế, ông Putin đánh giá t́nh h́nh trong nước là “phức tạp” tuy không đến nỗi “nguy kịch”, có thể thấy một số khuynh hướng tích cực. Ông cho rằng không thể chờ đợi thụ động để ứng phó với thời kỳ giá dầu thấp và cấm vận kéo dài.
“Chỉ có thay đổi cấu trúc nền kinh tế mới có thể giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế và xă hội” - ông nói. Tổng thống Putin nhấn mạnh tự do doanh nghiệp là điều kiện quan trọng cho sự phát triển, đồng thời yêu cầu chính phủ đến ngày 1-7 năm sau phải đưa ra được phương án giảm quyền lực của các cơ quan quản lư doanh nghiệp.
Tổng thống Nga cho rằng sự can thiệp quá mức của các cơ quan nhà nước đang làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Ông Putin muốn đánh giá hiệu quả của các bộ ngành dựa trên tiêu chí sản lượng hàng xuất khẩu không phải nguyên liệu thô. “Nga hoàn toàn có thể trở thành nhà cung cấp thực phẩm an toàn toàn cầu” - ông Putin đánh giá.
Theo lời ông Putin, Nga vẫn chào đón các nhà đầu tư quốc tế và sẽ tiếp tục gia hạn việc ân xá nguồn vốn từ nước ngoài thêm nửa năm. Đây là một đạo luật xuất hiện sau khi Nga bị cấm vận.
Theo đó, tất cả cổ phiếu, tài sản của người dân có nguồn gốc nước ngoài có thể quay về Nga mà không bị các cơ quan thuế hoặc nhà nước kiểm tra.
Tổng thống Nga đưa ra sáng kiến thúc đẩy việc thiết lập quan hệ đối tác kinh tế quy mô lớn giữa các quốc gia thuộc Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Ông Putin đánh giá đây là một thị trường tiềm năng chiếm tổng cộng 1/3 nền kinh tế thế giới. Nga rất quan tâm đến việc thúc đẩy xuất khẩu lương thực thực phẩm, năng lượng và nhiều sản phẩm dịch vụ khác đến khu vực châu Á - Thái B́nh Dương.
Therealtz © VietBF