Mọi mối quan tâm tới Biển Đông hiện tại g tạm gác việc tuần tra của Mỹ sang 1 bên và hướng về vụ kiện Trung Quốc của Philipines. Theo đó Ṭa án Trọng tài Quốc tế đă chính thức bắt đầu ṿng điều trần thứ 2 nhưng có vẻ ưu thế đang nghiêng về Philipines v́ vốn dĩ Trung Quốc không có bất cứ cơ sở pháp lí nào hợp pháp tại các vùng tranh chấp trên Biển Đông.
Tại ṿng điều trần thứ hai bắt đầu lúc 5 giờ chiều giờ địa phương, PCA sẽ làm rơ những câu hỏi liên quan tới các cáo buộc được phái đoàn Philippines tŕnh lên hồi tuần trước.
Các câu hỏi dự kiến sẽ tập trung vào các vấn đề như hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở các khu vực tại Biển Đông và ảnh hưởng của hoạt động này tới môi trường tự nhiên.
Bà Abigail Valte, người phát ngôn của phái đoàn Philippines, cho biết: "Chúng tôi sẽ tập trung làm rơ những câu hỏi từ phía bồi thẩm đoàn. Trong quá tŕnh tố tụng như thế này, v́ tâm quan trọng và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, các luật sư sẽ không đưa ra câu trả lời ngay lập tức. Họ cần thời gian để đánh giá lại bản dịch, cũng như chuẩn bị các câu trả lời bằng văn bản rồi sau đó mới công bố".
Trước đó, phái đoàn của Philippines đă đưa ra những lập luận phản bác các đ̣i hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông trong ṿng điều trần đầu tiên, bắt đầu hôm 24/11.
Giáo sư về luật Philippe Sands, người đang giảng dạy tại Đại học College London, khẳng định băi đá Vành Khăn, băi Cỏ Mây, băi Đá Subi, băi Đá Ken Nan và băi Ga Ven là những khu vực nhỏ thấp theo Công ước quốc tế về luật biển của LHQ (UNCLOS). Do vậy, những khu vực này không thể được cải tạo để trở thành những đ̣i chủ quyền hay các khu đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.
Theo người phát ngôn Abigail Valte, vị luật sư đại diện cho Philippines cũng đă thảo luận về ảnh hưởng của Trung Quốc với các quyền về lănh thổ của quốc gia Đông Nam Á theo quy định của UNCLOS tới những khu vực tài nguyên có thể sinh sống và không thể sinh sống trong vùng đặc quyền kinh tế.
Luật sư Sands cũng đă lấy dẫn chứng từ các vụ va chạm tại Biển Đông giữa hai nước thời gian qua, trong đó có nhắc tới việc các công ty tư nhân nước ngoài thường bị Trung Quốc cản trở khi tới thăm ḍ khai thác. Ngoài ra, ông cũng liệt kê các vụ ngư dân Philippines bị lực lượng hải giám Trung Quốc quấy nhiễu trên Biển Đông.
Trong khi đó, dựa trên các điều 121 trong bản dịch UNCLOS bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha và Quảng Đông, luật sư quốc tế Lawrence Martin cho rằng các thực thể được coi là đá không thể có quyền lợi hàng hải, bất chấp hoạt động cải tạo của Trung Quốc.
Luật sư Martin cũng nhấn mạnh rằng những băi đá ở Biển Đông có thể được coi là đảo theo quy định của UNCLOS nếu đó là những khu vực đời sống kinh tế và đủ điều kiện để con người sinh sống.
Tuy nhiên, chủ đề tranh luận chính của phía Philippines chính là những tuyên bố đ̣i "chủ quyền mang tính lịch sử" của Trung Quốc tại các khu vực ở Biển Đông. Philippines khẳng định đây là những đ̣i hỏi không có cơ sở và đưa ra nhiều dẫn chứng phản bác, trong đó có bản đồ từ năm 1784 cho thấy khu vực tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham ở Biển Đông không phải của Trung Quốc.
Trong khi đó, phản ứng lại các ṿng điều trần nêu trên, Trung Quốc ngày 26/11 cho biết nước này từ chối tham dự, đồng thời đề xuất đàm phán song phương với Philippines về vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.
vbf @ sưu tầm