Thế giới đang chao đảo v́ sự thao túng của Mỹ…
Thị trường dầu mỏ thế giới cũng không nằm ngoại lệ!
Mỹ vừa đá bóng, vừa thổi c̣i như thế nào?
Người đặt luật chơi
Trong một công bố mới đây, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) nhận định sự thờ ơ của thị trường dầu mỏ thế giới trước t́nh trạng căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran cho thấy các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ vẫn đang đóng vai tṛ “người thay đổi cuộc chơi” trên thị trường.

Các chuyên gia cho rằng những động thái gần đây của thị trường dầu mỏ đang cho thấy rơ rằng Mỹ chính là người điều khiển cuộc chơi.
Trong bản phát biểu thường niên về t́nh h́nh ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành API, Jack Gerard cho biết, Washington hiện là nhà sản xuất dầu thô số một thế giới, giữ vai tṛ chi phối thị trường, một điều khó thấy ở thời điểm một thập niên trước đây.
API ước tính, ngành công nghiệp dầu khí Mỹ đóng góp khoảng 1.200 tỷ USD cho GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới.* Mức đóng góp này xấp xỉ quy mô GDP của Mexico.*
Ngoài ra, nghiên cứu của Wood Mackenzie năm 2015 cho thấy ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ tạo thêm 1 triệu việc làm tại Mỹ vào năm 2025, nếu các chính sách năng lượng đúng hướng.
Những*điều kiện để Mỹ thay đổi cuộc chơi
Nhận định trên của API không phải là không có lư do. Bởi lẽ những động thái gần đây cho thấy Washington đang dần thay đổi chính sách để giành lấy thế chủ động trên thị trường dầu mỏ khi nắm trong tay những điều kiện tiên quyết.
Cụ thể nhất là ngày 18/12/2015 vừa qua, khi tṛn 40 năm sau lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ, Washington đă quyết định “tái xuất giang hồ”. Việc Quốc hội Mỹ thông qua*việc dỡ bỏ lệnh cấm nói trên đang được kỳ vọng sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh mới giữa các nước.
Thực tế th́ suốt thời gian “bế quan tỏa cảng” không xuất khẩu dầu thô, Mỹ đă phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp lọc và khai thác dầu.
Nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ khai thác dầu đá phiến, đă đưa Mỹ vượt qua Saudi Arabia và Nga để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới với sản lượng 9,2 triệu thùng/ngày. Nước Mỹ ngày nay cũng không c̣n phải lo thiếu hụt năng lượng. Theo số liệu năm ngoái, nguồn cung dầu trong nước có thể đáp ứng 89% nhu cầu của quốc gia này.
Trên b́nh diện quốc tế, khối OPEC hiện chỉ c̣n chiếm khoảng 30% thị phần dầu mỏ thế giới, so với mức 55% hồi năm 1973.
Những năm gần đây, Nga và Venezuela, hai quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu và hiện phải đối mặt với t́nh trạng giá dầu giảm, cũng liên tục “đối đầu” chính trị với Mỹ trên trường quốc tế.
Đây rơ ràng là lúc Mỹ hội đủ nội lực tham gia chi phối thị trường dầu mỏ thế giới, hướng đến việc làm suy yếu hơn nữa sức mạnh của Nga và khối OPEC, đặc biệt là thành viên Venezuela.
Mặt khác, các chuyên gia cũng cho rằng việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cũng sẽ giúp các đồng minh của quốc gia này ở châu Âu và châu Á giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ Nga. Theo tính toán của hăng nghiên cứu IHS, riêng khu vực Đông Âu sẽ giảm hơn 1/3 sản lượng dầu nhập khẩu trực tiếp từ Nga, Venezuela, và các quốc gia OPEC khác sau sự kiện này.
Không chỉ thế, việc Washington thay đổi cuộc chơi sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu dài hạn. Đầu tiên, việc độc quyền làm chủ công nghệ khai thác dầu từ đá phiến ở cấp độ thương mại với chi phí thấp, giá thành dầu siêu nhẹ của Mỹ đă giảm xuống thấp hơn nhiều so với chi phí khai thác dầu kiểu cũ. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các nước phụ thuộc vào công nghệ truyền thống, góp phần giúp Mỹ chiếm lĩnh thị trường dầu thế giới.
Tiếp theo, dầu thô của Mỹ sẽ t́m thấy một thị trường mới đầy hứa hẹn. Đó là Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất châu Á. Trong tương lai, sẽ có không ít các công ty lọc dầu Trung Quốc t́m mua dầu thô ngọt Mỹ trộn với dầu thô nặng và rẻ của Trung Đông, nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Các nhà máy lọc dầu quy mô nhỏ chiếm 1/3 năng suất lọc dầu của Trung Quốc và 13 nhà máy trong số đó đă được cấp hạn ngạch nhập tổng cộng 55 triệu tấn dầu mỗi năm, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ dầu của nước này.*