Nhiều khả năng toàn bộ miền Tây nước Mỹ sẽ bị hủy diệt chỉ trong ṿng 70 năm tới. Đó là dự đoán của các nhà khí tượng học bởi sự hoạt động ghê người của siêu núi lửa Yellowstone. Nó sẽ bùng nổ và gây tai họa cho sự sống trên trái đất.
Thống kê của chuyên gia cho thấy, các vụ phun trào núi lửa đang diễn ra với tần suất cao nhất trong suốt 300 năm qua.
Nhưng đáng sợ hơn, giới khoa học đang lo sợ rằng, khả năng một siêu núi lửa phun trào, giết chết hàng triệu sinh mạng hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Cụ thể, các chuyên gia từ Viện Khoa học Châu Âu cho rằng núi lửa - đặc biệt là các siêu núi lửa như Yellowstone - có nhiều nguy cơ gây tai họa cho sự sống trên Trái đất hơn các thảm họa như thiên thạch, động đất, chiến tranh hạt nhân, biến đổi khí hậu.
Các chuyên gia cho biết những ngọn núi nguy hiểm nhất hiện nay là Yellowstone (Mỹ), Vesuvius (Ư), và Popocatéptel (Mexico).
Chỉ cần một trong số chúng được kích hoạt, hàng triệu người sẽ chết, c̣n bầu khí quyển của Trái đất sẽ bị ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng.
Theo các ghi nhận, nguy cơ những ngọn núi này "nổ" trong 80 năm tới rơi vào khoảng 5 - 10%. Nh́n có vẻ nhỏ, nhưng thực chất đây là một tỉ lệ khá lớn.
Trong đó, ngọn Yellowstone được đánh giá là có thể nổ bất kỳ lúc nào trong 70 năm tiếp theo và kéo theo đó là sự hủy diệt toàn bộ miền Tây nước Mỹ.
Trong quá khứ đă có nhiều thảm họa phun trào để lại hậu quả khủng khiếp. Như vụ phun trào núi lửa Tambora tại Indonesia vào năm 1815 đă giết gần 100.000 người, đồng thời tro bụi đă khiến quốc gia này không có mùa hè trong năm tiếp theo.
Thế nhưng, so với những ǵ sẽ diễn ra khi siêu núi lửa phun trào th́ những thảm họa này thực sự quá nhỏ bé.
Tuy nhiên, hiện có rất ít phương án để đối phó với những trái bom hẹn giờ này, trong đó chính phủ các nước dường như chưa có thái độ quan tâm đúng mực so với các thảm họa khác như sóng thần hay động đất.
Đó là bởi trong 2000 năm qua, những thảm họa này xảy ra rất nhiều nên loài người đă có sự chuẩn bị tốt hơn.
Therealtz © VietBF