Hôm nay 22-1, giá dầu quốc tế bất ngờ tăng vượt ngưỡng 30 USD/thùng. Đó là động thái trả lời của thị trường dầumỏ khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (EBC) có tín hiệu tiếp tục thực hiện các biện pháp kích thích để hỗ trợ các nền kinh tế khối đồng euro. Cũng với giá dầu đồng rúp Nga cũng gượng dậy.
Tại một giếng dầu ở Iraq - Ảnh: Reuters
Theo AFP, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 4,4% lên 30,84 USD/thùng, giá dầu Brent biển Bắc cũng nhích 5,2% lên 30,77 USD/thùng. Trước đó, ông Mario Draghi, lănh đạo ECB, tuyên bố: “Không có giới hạn về quy mô các công cụ chính sách chúng tôi sẵn sàng triển khai”.
Giới đầu tư nhận định lời lẽ của ông Draghi là dấu hiệu cho thấy ECB sẽ sớm thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế. Ngoài ra, thời tiết mùa đông lạnh giá ở nhiều nước cũng đă bắt đầu đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu tăng lên.
Dù vậy, các chuyên gia nhận định việc thị trường hào hứng với cam kết của ECB sẽ không kéo dài lâu.
Trong ba tuần qua giá dầu liên tục giảm sút, có lúc xuống dưới 28 USD/thùng do nhu cầu yếu, nguồn cung quá dồi dào và nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Việc Iran tham gia trở lại thị trường quốc tế cũng càng gây thêm sức ép lên nguồn cung đă quá ứ đọng.
“Việc giá dầu tăng sẽ không thể kéo dài lâu bởi nguồn cung ứng đọng vẫn là vấn đề lớn” - chuyên gia Bernard Aw của hăng IG Markets ở Singapore nhận định. Ông cảnh báo giá dầu vẫn chưa giảm xuống đáy sâu nhất.
Cùng với giá dầu, giá cổ phiếu các nước châu Á cũng tăng mạnh sau tín hiệu tích cực từ ECB. Thị trường Nhật tăng vọt 5,9%, Hong Kong 2,9%, Thượng Hải 1,3%, Sydney 1%, Seou 2,1%...
Nhờ giá dầu tăng, giá đồng rúp Nga bắt đầu gượng dậy sau quăng thời gian rơi tự do. Hôm nay, 1 USD đổi được 80,28 rúp, cao hơn mức 82,63 rúp của hôm qua. Trước đó đă có lúc đồng rúp Nga sụt xuống mức 1 USD đổi được 85 rúp.
Nhà chức trách Nga đă phải thừa nhận việc cấm vận phương Tây và giá dầu giảm sẽ buộc nước này phải cắt giảm chi tiêu để ngăn chặn nguy cơ thâm hụt ngân sách quá lớn.
Therealtz © VietBF