VBF-Sự thiếu giáo dục và chỉ bảo của bố mẹ đă vô t́nh đẩy giới trẻ TQ vào ṿng xoay ăn chơi không bờ không bến bằng những đồng tiền của bố mẹ.Thế nhưng họ liệu có được niềm vui đến đâu và tương lai ra sao nếu như vẫn cứ chạy theo lối sống buông thả này. Nhiều nhà phân tích cho rằng gốc rễ của các vấn đề ở thế hệ “phú nhị đại” Trung Quốc xuất phát từ việc họ luôn phải cô đơn v́ thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, phần lớn các ông bố bà mẹ “chăm” cấp tiền cho con để chúng thỏa măn thú vui xa xỉ của ḿnh.
Giới siêu giàu thứ 2 đốt tiền qua ngày tạo niềm vui
Nhắc đến giới siêu giàu của Trung Quốc, người ta sẽ nghĩ đến đám cậu ấm cô chiêu đốt tiền phá của. Nhưng ít ai biết rằng họ cảm thấy như thế nào về cuộc sống và cái bóng quá lớn của bố mẹ. Chẳng phải động tay động chân, chẳng cần đầu tắt mặt tối mỗi ngày, công việc chính chỉ là mua xe, mua quần áo, rong chơi ở các câu lạc bộ xa xỉ, vung từng xấp tiền lên những chai rượu Whisky đắt tiền nhất, tiền bạc để tiêu th́ đă có bố mẹ lo. Những người này được gọi là các "phú nhị đại", hay c̣n có cái tên đơn giản hơn là Thế hệ siêu giàu thứ 2 ở Trung Quốc.
Báo Trí thức trẻ dẫn nguồn tin cho biết, nếu để mô tả về các phú nhị đại này, chúng ta có thể sử dụng h́nh ảnh Paris Hilton trước đây để thay thế. Thừa hưởng số tài sản khổng lồ từ bố mẹ để lại, chuyện tích cóp tài sản cho một cuộc sống sung túc trong tương lai là một khái niệm quá xa vời đối với những phú nhị đại này. Nh́n chung, người dân Trung Quốc chẳng ai ưa nổi giới cậu ấm cô chiêu giàu không để đâu hết này. Họ có cái lư của họ. Trung b́nh mỗi tháng có không ít các vụ bê bối mà nhân vật chính thuộc cộng đồng này. Họ tận hưởng cuộc sống theo một cách trọn vẹn nhất, bằng những bữa tiệc xa xỉ, đốt tiền vào siêu xe, casino, hoặc nhiều tṛ lố bịch.
Thế giới đă từng xôn xao v́ con trai của một đại gia hàng đầu Trung Quốc mua cho chó cưng của ḿnh hai chiếc Apple Watch màu vàng, phiên bản đắt tiền nhất. Đấy, nghe thế có khó chịu không? Chưa kể, rất nhiều phú nhị đại đến từ các gia đ́nh có bố mẹ là quan chức tham nhũng, biến chất. Vô h́nh trung, trong mắt người ta, đám cậu ấm cô chiêu này chỉ là đám phá gia chi tử của lớp quan chức nhũng nhiễu.
Không phải chỉ ḿnh người dân là có thái độ ḱ thị giới phú nhị đại trẻ tuổi này. Chính phủ Trung Quốc coi cộng đồng các tiểu đại gia là một nguy cơ về kinh tế quốc gia và thậm chí là cả về mặt chính trị. Đích thân Chủ tịch Tập Cận B́nh đă phải lên tiếng khuyên nhủ thế hệ siêu giàu thứ hai này hăy nghĩ về tài sản của nhà ḿnh từ đâu mà có, hay cách sống như những người tài giỏi có tiền thực sự.
Thế nhưng câu hỏi đặt ra là, có nhiều tiền như vậy, cuộc sống của những phú nhị đại này có thật sự là chốn thiên đường khiến bao người ao ước hay không?
Wang Daqi, 30 tuổi là con của một nhà tư vấn kinh tế nổi tiếng tại Trung Quốc. Anh này từng xuất bản một cuốn sách về những đứa trẻ sống trong nhung lụa từ khi mới lọt ḷng, về một cuộc sống không chỉ có đồng tiền mà c̣n là nước mắt. Nhưng Wang vẫn không rơ, rằng nhà xuất bản tiếp nhận cuốn sách của anh là v́ nội dung của nó hay thật sự, hay là v́ danh tiếng của cha Wang. Các thiếu gia thường xuyên bị nghi ngờ khả năng thật sự của họ, kể cả họ có tài, người ta cũng sẽ cho rằng thành công đến với họ chỉ v́ mớ tài sản kếch xù và danh tiếng của bố mẹ mà thôi.
Tiếp theo, hầu hết các phú nhị đại đều có chung một vấn đề, đó là mối quan hệ với bố mẹ ḿnh, cũng chính vấn đề này đă tạo ra di chứng tâm lư cho các cậu ấm cô chiêu sau này, đẩy họ vào con đường sử dụng tiền bạc để t́m niềm vui khuây khỏa. Thông thường, giới siêu giàu đầu tiên tại Trung Quốc được sinh ra trong thời Cách mạng Văn hóa, họ rất duy lư và có phần vô cảm.
Những cậu ấm thường rất khó để gần gũi với bố mẹ ḿnh, bởi thay v́ t́nh cảm thân thương, bố mẹ cho họ của cải vật chất dồi dào. Cũng chính v́ vậy, thế hệ siêu giàu thứ 2 buộc phải t́m đến nguồn t́nh cảm từ các thú vui như bar sàn, rượu bia và chất kích thích, cốt để quên đi nỗi đơn côi ḿnh đang nếm trải. Từ nhiều sự kiện trong đời, họ h́nh thành cho ḿnh tính đề pḥng, khó tin tưởng bất cứ ai. Chỉ khi ngồi cùng một nhóm những kẻ có cùng hoàn cảnh với nhau, từng tâm sự sâu kín nhất, những giọt nước mắt mới bắt đầu tuôn ra.
Lớp “giáo dục” của Chính phủ sẽ hiệu quả?
Báo An ninh Thủ đô dẫn nguồn tin cho biết, trước sự bất b́nh của công chúng về lối sống xa hoa trác táng của thế hệ phú nhị đại, mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă công khai yêu cầu Ủy ban Mặt trận thống nhất (UFWD), cơ quan phụ trách các mối quan hệ với giới thượng lưu không làm chính trị ở Trung Quốc phải “dẫn dắt doanh nhân khu vực tư nhân, nhất là thế hệ con cái của họ, giúp họ hiểu được nguồn gốc của cải của ḿnh và biết cách cư xử sau khi trở nên giàu có”.
Ủy ban này sẽ “hướng giới trẻ giàu có đi theo con đường đúng đắn, yêu nước, sáng tạo, tôn trọng luật pháp, liêm chính và có đóng góp cụ thể cho xă hội”. UFWD nhấn mạnh: “Một số người trẻ giàu có chỉ biết rằng họ giàu mà không biết nguồn gốc tiền bạc ḿnh có. Họ chỉ biết khoe của mà không biết tạo ra tài sản”.
Ngay sau đó, Nhật báo Thanh niên Trung Quốc đưa một tin “sốc”: 70 cậu ấm cô chiêu của các tỷ phú Trung Quốc đă được gửi đến tham dự một khóa huấn luyện trách nhiệm với xă hội và ḷng yêu nước tại Phúc Kiến. Những “phú nhị đại” này có độ tuổi trung b́nh khoảng 27. Trong trường, họ phải học các giá trị của Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Nội quy của nhà trường hết sức nghiêm ngặt. Bất cứ ai đến muộn đều phải nộp phạt 1.000 Nhân dân tệ. Theo trưởng khóa huấn luyện You Xiaoming, số tiền đó không lớn với những người giàu có, nhưng điều này sẽ giúp xây dựng ư niệm về trách nhiệm cho họ.
Nhiều nhà phân tích cho rằng gốc rễ của các vấn đề ở thế hệ “phú nhị đại” xuất phát từ việc họ luôn phải cô đơn v́ thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, phần lớn các ông bố bà mẹ “chăm” cấp tiền cho con để chúng thỏa măn thú vui xa xỉ của ḿnh.
Wang Daqi, tác giả cuốn sách “Con cái của giới nhà giàu” mới xuất bản cho biết thế hệ “phú nhị đại” phải trải qua một tuổi thơ cô độc… Họ thường được ra nước ngoài học, và cha mẹ họ cảm thấy có lỗi nên bù đắp bằng cách cho họ thêm thật nhiều tiền”. Đồng quan điểm, tờ Nhật báo Quảng Châu có đăng một bài báo về “con nhà giàu”, trong đó có viết: “Những bậc cha mẹ giàu có thường quan tâm nhiều đến việc làm giàu hơn là chăm lo cho con cái họ. Việc thiếu thốn quan hệ cha mẹ - con cái đă ươm mầm cho những hành vi xấu”.
Tác giả Wang Daqi không nghĩ chính phủ sẽ thành công khi cố mang các giá trị truyền thống đến với thế hệ “phú nhị đại”: “Chẳng ích ǵ đâu. Tôi từng đến dự một bữa tiệc do chính phủ tổ chức ở Macau tháng trước. Bữa tiệc được thiết kế cho những thanh niên con nhà giàu, để họ xích lại gần nhau (và với các quan chức chính phủ). Nhưng bọn họ rốt cuộc chỉ ngồi thi uống rượu với nhau và chẳng thèm nói chuyện với các quan chức một câu”.