Đúng là Trung Cộng chẳng từ thủ đoạn nào. Dù là thủ đoạn có bẩn đến đâu chăng nữa miễn là đem lại lợi ích là sẽ được tung hô!
Do thám các doanh nghiệp tại Mỹ là một hoạt động "ích nước lợi nhà" cho Trung Quốc - truyền thông Trung Quốc hôm 25.3 biện hộ cho một công dân nước này bị cáo buộc đánh cắp các dữ liệu nhạy cảm tại các tập đoàn có hợp tác với quân đội Mỹ.
Tờ Hoàn cầu thời báo của đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài xă luận đă ca tụng: "Nếu như người này thật sự làm điều đó, chúng tôi muốn bày tỏ ḷng biết ơn và tôn trọng v́ ông đă phục vụ nước nhà".
Máy bay vận tải quân sự Boeing C-17 Globemaster III tại triển lăm hàng không Singapore ngày 17.2.2016.
Lời ca ngợi trên được đưa ra sau vụ ông Tô Bân, 50 tuổi bị tư pháp Mỹ kết tội hôm 23.3 về tội xâm nhập bất hợp pháp hệ thống tin học của hăng Boeing và nhiều nhà thầu nhỏ khác, nhằm đánh cắp các dữ liệu kỹ thuật liên quan đến các chiến đấu cơ F-22, F-35 và máy bay vận tải C-17.
Tờ báo c̣n tỏ ra ngờ vực về độ chính xác của những cáo buộc nhắm vào ông Tô Bân, khi tự hỏi liệu Trung Quốc có cần nhiều mật vụ để thu nhặt các bí mật của Mỹ hay không. Tờ báo nhấn mạnh: "Những năm gần đây, FBI đă bắt giữ nhiều "gián điệp Trung Quốc" nhưng phần đông trong số này đều là vô tội".
Theo quan điểm của tờ báo này, "với việc tiếp diễn cuộc chiến thông tin giữa Mỹ và Trung Quốc, có lẽ sẽ có nhiều người Trung Quốc bị xem là gián điệp".
Gián điệp mạng là một trong những nguyên nhân thường xuyên gây căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung. Năm 2014, Mỹ đă kết án 5 sĩ quan Trung Quốc với tội danh này. Năm 2008, một kỹ sư Mỹ gốc Hoa, Chi Mak, đă bị kết án 24 năm tù v́ đă t́m cách đem về Trung Quốc những thông tin nhạy cảm liên quan đến tàu ngầm.
Vào cuối những năm 1990, một nhà khoa học Mỹ, sinh tại Đài Loan, Wen Ho Lee, cũng đă bị kết tội làm gián điệp cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông này chỉ bị giam giữ có 9 tháng, sau đó được trả tự do, cùng với lời xin lỗi của Tổng thống Mỹ Bill Clinton.