Một căn cứ hải quân mới ở lối vào phía bắc Biển Đông sẽ tạo cho Trung Quốc khả năng kiểm soát hiệu quả tự do hàng hải và lối tiếp cận tự do thị trường với tất cả các quốc gia phải qua Biển Đông. Đó là TQ xây 7 đảo nhân tạo ở phía nam tại quần đảo Trường Sa
Việc Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một đảo nhân tạo mới gần Philippines có thể dẫn tới một cuộc xung đột khu vực, trang tin Washington Free Baecon dẫn lời bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Ash Carter trong phiên điều trần tại quốc hội hôm 28/4.
Ông Carter bị chất vấn về tầm quan trọng chiến lược trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm xây dựng thêm các cơ sở quân sự trên một địa điểm tranh chấp là băi cạn Scarborough chỉ cách vịnh Subic, nơi các chiến hạm Mỹ sẽ đóng trú, của Philippnes khoảng 120 hải lư (trong tầm tên lửa Trung Quốc).
Bộ trưởng Carter cho biết Scarborough là một điểm lănh thổ tranh chấp giống như các điểm khác trong khu vực, có khả năng tiềm tàng dẫn tới một cuộc xung đột quân sự. “Điều này khiến chúng tôi đặc biệt quan ngại v́ nó rất gần Philippines”, ông Carter phát biểu trước ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ.
Theo ông Carter, Lầu Năm Góc có quan điểm tương tự về một loạt các điểm đảo tranh chấp khác ở Biển Đông, vùng biển Trung Quốc yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ một cách ngang ngược là lănh thổ của nước này và đ̣i các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ phải tránh xa.
Phát biểu của ông Carter được đưa ra để trả lời câu hỏi của thượng nghị sĩDan Sullivan, người tiết lộ trong phiên điều trần rằng băi cạn Scarborough là đỉnh thứ ba của tam giác các căn cứ quân sự của Trung Quốc có thể được sử dụng để uy hiếp đảo chính của Philippines là Luzon.
Một tấm bản đồ cho thấy đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và 3 đảo khác ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc ráo riết quân sự hóa như một phần của dự án xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. “Trung Quốc đă thiết lập xong hai đỉnh của tam giác này. Các chiến đấu cơ và hệ thống radar đều nằm trong phạm vi tam giác này mà các ngài thấy xung quanh băi cạn Scarborough”, ông Sullivan nói.
Bộ trưởng Carter cho biết tấm bản đồ “tuyệt đối chính xác” trong việc mô tả chiến lược của Trung Quốc nhằm tạo ra một tam giác các đảo là căn cứ quân sự trên Biển Đông. Ông Sullivan nói với Washington Free Beacon rằng ông rất lo ngại về thông tin Trung Quốc sẽ biến Scarborough thành địa điểm thứ ba để triển khai các tên lửa và chiến đấu cơ sát vịnh Subic.
“Bằng việc chiếm giữ và xây dựng trên băi cạn từ lâu thuộc chủ quyền của Philipinnes, một băi cạn Scarborough bị quân sự hóa với hệ thống radar pḥng không, sẽ cho phép Trung Quốc giám sát toàn bộ các chuyến bay đến và đi tại miền bắc Philippines. Và triển khai các tên lửa hành tŕnh pḥng thủ bờ biển ở đó sẽ cho phép quân đội Trung Quốc uy hiếp lực lượng Mỹ đóng trú và hoạt động tại Philippines trong nguy hiểm. Chiến lược này liên quan tới các lực lượng Mỹ và đồng minh đang hoạt động ở Đông Nam Á là không thể bác bỏ”, ông Sullivan quả quyết.
Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống các căn cứ quân sự ḥng khống chế và "nuốt trọn" Biển Đông
Thương nghị sĩ Tom Cotton cũng lưu ư rằng quân đội Trung Quốc có thể sử dụng radar giám sát toàn bộ các chuyến bay ở bắc Philippinnes và có thể đặt vịnh Subic, eo biển Luzon và vịnh Manila vào ṿng nguy hiểm với các hệ thống tên lửa đặt tại băi cạn Scarborough.
Bộ trưởng quốc pḥng Carter cho biết mối quan ngại về Scarborough chính là một lư do Mỹ siết chặt quan hệ quân sự với Manila. “Chúng ta là đồng minh theo hiệp ước an ninh. Chúng tôi coi việc này nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. Đó là lư lo tại sao chúng ta đang xây dựng một số cơ sở đề từ đó có thể tác chiến, và như vậy chúng ta đă tăng cường các tiền đồn ở đó”, ông nói.
Lầu Năm Góc đang điều thêm chiến hạm và chiến đấu cơ tới Philippines như một phần trong thỏa thuận tăng cường quân sự vừa đạt được giữa hai nước. Căng thẳng đă leo thang do những hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Một cuộc chiến pháp lư được trông đợi sẽ ngă ngũ trong những tuần sắp tới khi Ṭa án Thường trực Trọng tài quốc tế có thể sẽ ra một phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc.
Ông Jim Fanell, cựu lănh đạo t́nh báo hạm đội Thái B́nh Dương (Mỹ) nhận định Trung Quốc dường như đang t́m cách kiểm soát eo biển Luzon bằng cách xây dựng căn cứ ở băi cạn Scarborough. “Khi phối hợp với 7 đảo nhân tạo ở phía nam tại quần đảo Trường Sa, một căn cứ hải quân mới ở lối vào phía bắc Biển Đông sẽ tạo cho Trung Quốc khả năng kiểm soát hiệu quả tự do hàng hải và lối tiếp cận tự do thị trường với tất cả các quốc gia phải đi qua Biển Đông”, ông Fanell phân tích.
Để ngăn chặn những động thái này của Trung Quốc, ông Fanell đề nghị hạm đội Thái B́nh Dương Mỹ nên bắt đầu cho chiến hạm tuần tra thường xuyên tại băi cạn Scarborough. Điểm tuần tra Scarborough có nhiệm vụ ngăn Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo mới và các đồng minh và đối tác của Mỹ như Nhật Bản, Úc và Ấn Độ nên cùng tham gia.
“Không hành động chính là nhường toàn bộ Biển Đông cho Bắc Kinh và quan niệm về “tự do hàng hải theo đặc sắc Trung Quốc”, Fanell cảnh báo. Ông nói thêm rằng thời gian c̣n rất ít, và đ̣i hỏi Mỹ phải hành động ngay bây giờ, thậm chí ngay trong năm bầu cử này.
Vietbf @ sưu tầm.