Liên minh Mỹ, Nhật, Hàn đang là mối lo ngại nhất của Bắc Kinh. Hiện nay Trung Quốc đang triển khai chiến lược "hạm - pháo liên thủ" ở vùng biển châu Á. Nhưng điều đó khó ḷng mà thực hiện được khi Mỹ, Nhật, Hàn phối hợp chặt chẽ trở thành một cái khóa mà Trung Quốc không cách nào mở được. Nhưng họ sẽ khóa thế nào đây?
Tàu sân bay Mỹ (lớn) cùng khu trục hạm Hàn Quốc (giữa) và Nhật trong một cuộc tập trận chung ở biển Hoa ĐôngCimsec.org
Trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905), các chỉ huy quân đội Nga đă sử dụng chiến lược sử dụng hỏa lực từ trên bờ để yểm trợ cho hải quân trên biển, khiến tàu chiến Nhật phải giữ khoảng cách xa.
Chiến lược này được sử gia, nhà chiến lược quan trọng nhất của Mỹ trong thế kỷ 19 - Đô đốc Alfred Thayer Mahan (1840 - 1914) gọi là “Fortress Fleet” (tạm dịch: “hạm - pháo liên thủ”), theo Giáo sư James Holmes thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ. Có điều là do các khẩu pháo thế kỷ 19 có tầm bắn hiệu quả hạn chế, chỉ vài ki lô mét, nên các tàu chiến Nga chỉ thật sự an toàn khi hoạt động gần bờ.
Nếu mạo hiểm tiến ra vùng biển xa, vượt ngoài tầm yểm trợ của các khẩu pháo trên bờ, tàu chiến Nga lập tức thất thủ trước pháo hạm Nhật. Bằng chứng là hai hạm đội Nga đă bị biến thành băi đá nhân tạo vào giai đoạn cuối của cuộc chiến trên. Đó là lư do Đô đốc Mahan chỉ trích các chỉ huy Nga đă “hoàn toàn sai” khi dùng chiến lược này để chống Nhật.
Dù vậy, theo Giáo sư Holmes, Trung Quốc hiện nay vẫn xây dựng “hạm - pháo liên thủ” cho việc vận hành chiến lược phong tỏa/chống tiếp cận (A2/AD) nhằm kiểm soát các vùng biển ở châu Á. Tuy nhiên, “hạm - pháo liên thủ” của Trung Quốc được ông Holmes đánh giá lợi hại hơn nhiều so với lực lượng tương tự của Nga trong cuộc chiến nói trên và chỉ có thể bị đánh bại bởi sự phối hợp chặt chẽ của Mỹ cùng hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.
Chiến tranh điện tử công nghệ cao chẳng phải tương lai xa xăm mà đă trở thành mối nguy hiện thực, và ở khu vực Đông Á th́ Mỹ dường như đang triển khai lực lượng ứng phó.
“Hạm - pháo liên thủ” của Trung Quốc
Trong bài phân tích đăng trên chuyên san The Diplomat mới đây, Giáo sư Holmes cho rằng công nghệ giúp hải quân Trung Quốc có thể hoạt động ở vùng biển xa mà vẫn nhận được sự yểm trợ hỏa lực từ các căn cứ trên bờ.
Ông cho rằng Trung Quốc hiện không có tàu nào bị bó buộc hoạt động trong bán kính ngắn của các căn cứ dọc bờ biển nước này.
Nếu thực sự sở hữu khả năng như đồn đoán, những hệ thống vũ khí của Trung Quốc như tên lửa diệt hạm DF-21D và DF-26 sẽ cung cấp lá chắn bảo vệ cho các chiến hạm hoạt động bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất, một khái niệm chỉ ṿng cung bao quanh lănh hải Trung Quốc trải dài từ quần đảo Kuril ở phía bắc qua Nhật Bản, xuống Đài Loan, Philippines đến tận Indonesia.
Trong đó, DF-21D, được cho là có tầm bắn trên 1.500 km và vận tốc hơn 12.300 km/giờ, là tên lửa đạn đạo diệt hạm đầu tiên và duy nhất trên thế giới có khả năng tấn công tàu sân bay đang di chuyển từ các bệ phóng di động trên mặt đất, theo tờ South China Morning Post . C̣n DF-26 có tầm bắn từ 3.000 - 4.000 km, đủ để vươn tới lănh thổ Guam của Mỹ.
Bên cạnh đó, các khẩu đội tên lửa diệt hạm như DF-21D và DF-26 có thể di chuyển nhờ gắn trên bệ phóng di động. Chúng có thể được bố trí một cách linh hoạt dọc bờ biển Trung Quốc để tập trung hỏa lực gần các điểm xung đột tiềm tàng.
Từ đó, Giáo sư Holmes cảnh báo khả năng pḥng thủ trên bờ cho phép hạm đội Trung Quốc hoạt động tự do tại những vùng biển Bắc Kinh có yêu sách chủ quyền và phần lớn khu vực Tây Thái B́nh Dương.
Nếu cần, hạm đội này có thể yêu cầu yểm trợ từ các đơn vị pháo binh và khẩu đội tên lửa đi động. Nếu đủ tự tin vào khả năng pḥng thủ trên bờ, Bắc Kinh có thể triển khai một phần hoặc toàn bộ “hạm - pháo liên thủ” thành lực lượng viễn chinh, theo chuyên san Foreign Policy . Các lực lượng đặc nhiệm hải quân Trung Quốc thậm chí có thể vượt xa vùng A2/AD để thực hiện những sứ mệnh được giới lănh đạo Trung Quốc giao phó.
Chiến lược tách hạm đội
Để ứng phó chiến lược của Trung Quốc, Giáo sư Holmes cho rằng trước tiên liên minh Mỹ - Hàn - Nhật có thể dùng chiến lược tách hạm đội ra khỏi “hạm - pháo liên thủ”. Ông chỉ ra rằng quân đội Trung Quốc có thể vận hành các tên lửa đạn đạo diệt hạm, nhưng 3 nước đồng minh đều có khả năng chống hạm riêng.
Họ có thể biến vị trí địa lư thành lợi thế bằng cách triển khai tên lửa chống hạm và pḥng không dọc chuỗi đảo thứ nhất để tấn công những tàu chiến Trung Quốc di chuyển từ đông sang tây, từ Biển Đông và biển Hoa Đông vào Tây Thái B́nh Dương và ngược lại.
Theo đó, quần đảo Ryukyu ở phía nam và những nhóm đảo khác của Nhật sẽ trở thành căn cứ tên lửa rất lợi hại. Chuỗi đảo Ryukyu từng được chuyên gia Quân sự Kyle Mizokami đánh giá sẽ là tài sản quan trọng nhất của Nhật trong chiến lược phong tỏa cửa ngơ ra vào của các hạm đội Trung Quốc. Với đảo lớn nhất là Okinawa, chuỗi đảo Ryukyu trải dài theo hướng tây nam từ Kyushu đến gần Đài Loan. Theo ông Mizokami, nếu được gia cố đúng mức, Ryukyu hoàn toàn có thể chặn đứng mọi nỗ lực muốn đi qua hành lang biển hiểm trở này.
Ngoài ra, liên minh do Mỹ dẫn đầu có thể cài đặt thủy lôi tại các eo biển ở khu vực, góp phần hoàn thiện ṿng pḥng thủ ngoài khơi, và bố trí nhiều tàu ngầm ẩn nấp phía sau chuỗi đảo để làm hàng rào di động ngăn chặn mọi nỗ lực của hải quân Trung Quốc vươn ra Tây Thái B́nh Dương.
Liên minh này cũng có thể triển khai tàu ngầm tới Hoàng Hải và biển Hoa Đông để thực hiện những cuộc tấn công bất ngờ từ dưới ḷng biển, khiến chiến hạm Trung Quốc không thể chống trả. Với chiến lược này, Giáo sư Holmes cho rằng hải quân Mỹ, Hàn và Lực lượng pḥng vệ trên biển của Nhật có thể khóa chặt hạm đội Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất, biến vùng biển xung quanh trở thành khu vực thật sự nguy hiểm đối với Bắc Kinh.
Để tối ưu hóa chiến lược trên, các đồng minh của Mỹ có thể đàm phán về việc phân chia sứ mệnh theo địa lư. Giáo sư Holmes chỉ ra Nhật phụ trách triển khai lực lượng của ḿnh dọc theo trục tây nam, giám sát các đảo và eo biển nằm giữa nước này và Đài Loan.
C̣n Hàn Quốc có thể giám sát phía đông và phía bắc, đóng cửa eo biển Tsushima nhằm ngăn chặn sự di chuyển theo hướng bắc - nam của hải quân Trung Quốc và kiểm soát vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên với Nhật trong trường hợp xảy ra xung đột. Sự phân chia theo địa lư như trên sẽ giúp mỗi nước tận dụng được lợi thế của ḿnh, làm chủ những vùng biển mà họ nắm rơ nhất.
Khi Hàn và Nhật đạt được khả năng làm chủ t́nh h́nh ở Đông Bắc Á, các lực lượng Mỹ có thể yên tâm tập trung hoạt động ở phía nam, thắt chặt hàng rào xung quanh Biển Đông, tấn công các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp ở khu vực. Với chiến lược phong tỏa nói trên, liên minh Mỹ - Hàn - Nhật không chỉ ngăn chặn được tàu hải quân Trung Quốc vươn ṿi ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất mà về lâu dài c̣n gây tổn hại kinh tế lẫn quân sự cho đối phương, v́ Trung Quốc phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu các nhiên liệu và xuất khẩu hàng hóa.
Từ những phân tích trên, Giáo sư Holmes cho rằng nếu soạn thảo chiến lược ứng phó và công khai các bước thực hiện, liên minh Mỹ - Hàn - Nhật có thể gieo rắc nỗi lo ngại trong giới lănh đạo Bắc Kinh. “Họ có thể chống lại tính ngạo mạn, nhắc nhở Bắc Kinh về điều mà người Hy Lạp cổ đại đă biết: “Các vị thần chắc chắn trừng phạt tính cao ngạo quá đáng của con người”. Bằng cách làm điều này, các nước đồng minh có thể khiến Trung Quốc giảm tự tin về chiến lược “hạm - pháo liên thủ” của họ”, Giáo sư Holmes nhấn mạnh.
Therealtz © VietBF