Những chính sách Biển Đông mà tân Tổng thống Philippines Duterte đưa ra đang bị phê b́nh mạnh mẽ bởi nó không chỉ gây hại Philippines, mà c̣n đối với khu vực và thế giới.
Đây là nhận định nhà phân tích Prashanth Parameswaran khi nói về những ǵ sẽ diễn ra sau phán quyết PCA vào ngày mai. Bài viết này được đăng tải trên tạp chí The Diplomat ngày 8/7/2016.
Theo nhà phân tích Prashanth Parameswaran, mặc dù đă có vô số b́nh luận gần đây về chính sách Biển Đông và cách tiếp cận Trung Quốc của tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ít nhà b́nh luận t́m cách đào sâu vào những ǵ mà ông Duterte thực sự có thể làm và những ǵ tác hại có thể của chúng.
Những rủi ro thực sự của phương pháp tiếp cận Biển Đông và Trung Quốc của tân Tổng thống Duterte không phải việc ông ấy nói với Trung Quốc hay lái Philippines gần gũi hơn với Bắc Kinh so với thời Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino, mà là ở cách chính quyền của ông hành động như thế nào. Cụ thể, sự nguy hiểm thực sự của phương pháp tiếp cận Biển Đông và Trung Quốc là chính quyền Duterte sẽ t́m can dự với Bắc Kinh theo cách không chỉ làm suy yếu lợi ích của Philippines mà c̣n làm suy yếu đáng kể nỗ lực của khu vực và thế giới đang t́n cách kiềm chế hành động hung hăng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
Triệt tiêu lợi thế của Philippines trong đàm phán với Trung Quốc
Xét theo khía cạnh song phương, những rủi ro trong cách tiếp cận Trung Quốc và vấn đề Biển Đông của chính quyền Duterte làm đánh mất lợi ích của Philippines, thông qua những sai lầm của chính sách giảm vị thế của đất nước trong thương lượng với Bắc Kinh hay cách tiếp cận có lợi hơn cho Trung Quốc.
Trước hết, bằng cách phát đi tín hiệu quá nhún nhường đối với Trung Quốc trước phán quyết của Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA) ngày 12/7 (trong đó có những đề nghị như mong muốn theo đuổi phát triển chung, chấp nhận các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, hạ thấp phán quyết PCA, tránh các hành động quân sự và có thái độ xa lánh Mỹ), chính quyền Duterte đă làm suy yếu vị thế của Philippines. Những thông điệp nói trên cho thấy chính quyền Duterte thiên về xu hướng nhượng bộ Trung Quốc mà không nhận ra vị thế thuận lợi của Philippines sau phán quyết của PCA. Điều này có thể khiến cho Bắc Kinh quá đề cao vị thế Trung Quốc, trong khi hạ thấp Philippines và khiến cho Bắc Kinh không chịu nhượng bộ trong bất kỳ cuộc đàm phán song phương nào.
Một nguy cơ khác là cách tiếp cận quá thiên về lợi ích kinh tế trong quan hệ Philippines-Trung Quốc của chính quyền Duterte có thể dẫn đến các điều khoản có lợi hơn cho Bắc Kinh. Phương pháp tiếp cận như vậy chính là theo đuổi các dự án cơ sở hạ tầng vu vơ và các thỏa thuận hợp tác phát triển có lẽ c̣n đáng ngờ hơn, trong khi gác tranh chấp Biển Đông mà Philippines đang có lợi thế sau phán quyết PCA.
Dưới thời Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo, đề xuất cùng khai thác Biển Đông (trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines) với Trung Quốc đă làm tổn hại lớn đến lợi ích của Manila, trong khi các dự án cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc hậu thuẫn cuối cùng dẫn đến một trong những vụ bê bối tham nhũng lớn nhất trong lịch sử Philippines.
Cách tiếp cận “đánh đổi chủ quyền lấy cơ sở hạ tầng” của chính quyền Duterte có thể châm ng̣i làn sóng phản đối ở Philippines, nơi mà tân Tổng thống Philippines vẫn đang đối mặt với vô vàn thách thức to lớn và sự chống đối quyết liệt của tầng lớp thượng lưu ở Manila.
Hậu quả tai hại đối với khu vực và thế giới
Cách tiếp cận Trung Quốc và vấn đề Biển Đông của chính quyền Duterte có thể gây ra những hậu quả tai hại đối với khu vực và thế giới. Trong khu vực, lập trường của Tổng thống Duterte về Trung Quốc và Biển Đông có nguy cơ phá hoại sự đoàn kết và vai tṛ trung tâm của ASEAN, nhất là khi Trung Quốc đă và đang ráo riết thực hiện chính sách “chia để trị” đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Nếu Philippines đột nhiên theo đuổi đường “mềm mỏng hơn” đối với Trung Quốc và vấn đề Biển Đông, một số quốc gia Đông Nam Á khác cũng theo đuổi cách tiếp cận mềm mại hơn, hoặc v́ phù hợp với đường lối truyền thống hoặc cảm thấy vai tṛ trung tâm của ASEAN bị suy yếu khá nhiều trước Trung Quốc.
Đây là điều nguy hại đối với ASEAN, vốn đă phải đối mặt với một năm đầy thách thức về vấn đề Biển Đông - với những thách thức từ hậu quả của phán quyết PCA, từ việc xử lư mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc vào dịp kỷ niệm 25 năm thành lập quan hệ đối tác đối thoại và được dẫn dắt bởi Chủ tịch luân phiên Lào, một quốc gia nhỏ không tiếp xúc với Biển Đông.
Chưa hết, vai tṛ của Philippines sẽ c̣n quan trọng hơn nữa khi nước này chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiênASEAN trong năm 2017. Trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN, Manila có thể sẽ phải đối mặt với chính sách “ve văn và gây áp lực” của Trung Quốc đặc biệt liên quan đến lập trường của ASEAN về Biển Đông.
Trên phạm vi toàn cầu, cách tiếp cận của chính quyền Duterte có nguy cơ làm suy yếu những nỗ lực quốc tế chống lại hành vi quyết đoán “cá lớn nuốt cá bé” của Bắc Kinh. Trên thực tế hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc ở Biển Đông đă khiến cho một số quốc gia Đông Nam Á tăng cường quan hệ với các cường quốc ngoài khu vực và tạo thành một mặt trận toàn cầu ngày càng mở rộng chống lại sự vi phạm của Trung Quốc và đấu tranh cho trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Nhưng sức mạnh của mặt trận này lại một phần bắt nguồn từ sự đóng góp của các quốc gia có yêu sách chủ quyền Biển Đông như Philippines. Nếu không có vai tṛ đi đầu của Manila như trong những năm gần đây, nỗ lực toàn cầu nói trên chắc chắn sẽ bị suy yếu đáng kể.
Sự “thoái lui “ trong lập trường đối với Trung Quốc và Biển Đông của Manila dưới thời Tổng thống Duterte có thể làm suy yếu đáng kể liên minh toàn cầu chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc.
Sự nhượng bộ vô nguyên tắc này sẽ phát đi thông điệp nguy hiểm đến ban lănh đạo ở Bắc Kinh và khiến cường quốc trỗi dậy này ngày càng coi thường hệ thống luật lệ quốc tế. Những hành động “cậy lớn bắt nạt nhỏ” của Bắc Kinh nhắm vào Manila trong những năm gần đây không chỉ đe dọa lợi ích của Philippines nói riêng mà c̣n đe dọa trật tự quốc tế dựa trên luật lệ nói chung.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ triệt để khai thác mọi cơ hội (trong đó có các đề xuất của chính quyền mới ở Philippines trước thềm phán quyết PCA) để thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và tiếp tục theo đuổi chính sách “ép buộc và ve văn” để đạt được mục đích cuối cùng là biến vùng biển có ư nghĩa chiến lược đối với thương mại thế giới này thành “ao nhà của Trung Quốc”.
VietBF© Sưu tập