Chiến dịch diệt ma túy đẫm máu của Duterte khiến người vợ ôm xác chồng bị bắn chết - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Chiến dịch diệt ma túy đẫm máu của Duterte khiến người vợ ôm xác chồng bị bắn chết
Vietbf.com - Chiến dịch diệt tội phạm ma túy đầy đẫm máu của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khiến nhà nước Philippines rơi vào thảm họa, v́ người dân luôn luôn đặt vào niềm tin của nhà nước, nhưng mỗi khi mất niềm tin của cộng đồng th́ rất khó lấy lại niềm tin đó.

H́nh ảnh người vợ ôm xác chồng bị bắn chết trên đường phố Manila khiến dư luận Philippines bàng hoàng. Ảnh: AFP

Chỉ hai tháng sau khi nhậm chức, chiến dịch diệt tội phạm ma túy của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đă khiến hơn 1.800 người thiệt mạng. Giới phân tích cho rằng t́nh trạng bạo lực này có thể đẩy Philippines vào một "cơn say máu" không có hồi kết, đe dọa nền tảng của cả xă hội, theo NYTimes.

Chuyên gia luật Amanda Taub, giáo sư thỉnh giảng về luật quốc tế và nhân quyền tại Đại học Fordham, New York, Mỹ, nhận thấy đây không đơn giản là một cuộc chiến giữa cái tốt và cái xấu, mà bản chất thực sự của "cơn say máu" phức tạp hơn nhiều, trong đó chính người dân Philippines đă góp phần tạo ra bối cảnh cho làn sóng giết chóc đó.

Nguyên nhân

Hầu hết nạn nhân bị bắn chết trong các cuộc đọ súng với cảnh sát và những nhóm dân quân tự vũ trang mà chưa hề bị chứng minh là phạm tội trước một ṭa án hợp pháp. Những vụ giết chóc kiểu này khiến Liên Hợp Quốc phản ứng, nhưng người dân Philippines lại nhiệt thành ủng hộ, và uy tín của Tổng thống Duterte cũng tăng vọt.

Theo các nghiên cứu xă hội học, làn sóng giết chóc kiểu này thường bắt đầu với một nhà nước yếu kém và dân chúng luôn có cảm giác bất an, mất niềm tin vào các thể chế của chính quyền. Trong bối cảnh đó, những sáng kiến ngắn hạn thường đẩy người ta tới những quyết định thiếu sáng suốt dẫn tới t́nh trạng bạo lực, và một khi nó đạt tới mức độ đẫm máu như ở Philippines, nó gần như không thể ngừng lại.

Bà Taub cho rằng cội rễ của vấn đề bắt nguồn từ thời kỳ cầm quyền của cựu tổng thống Benigno Aquino, người đă không thể cải thiện được hệ thống tư pháp đầy tham nhũng và thiếu hiệu quả của Philippines như những ǵ đă hứa khi đắc cử năm 2010. Chính quyền của ông đă phải đối mặt với một loạt bê bối liên quan đến an ninh, trong đó có vụ khủng hoảng con tin ở Manila 2010, khi cảnh sát bị chỉ trích là phản ứng chậm chạp, kém cỏi khiến 8 nạn nhân thiệt mạng.

Trong mắt dân chúng, ông Aquino bị coi là một tổng thống mềm yếu, không cương quyết đưa ra những biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề của đất nước.

"Thực tế là hệ thống tư pháp, ṭa án đă bị tê liệt ở Philippines", Phelim Kine, phó giám đốc chi nhánh châu Á của tổ chức Giám sát Nhân quyền, nhận định.

Theo ông Kine, những người có quyền thế ở Philippines dễ dàng "chạy án" trước hệ thống tư pháp. "Khi dân chúng cho rằng có những người có thể mua chuộc được cảnh sát, họ càng tin rằng chính phủ và hệ thống tư pháp là một phần của vấn đề đó, chứ không phải là giải pháp", Kine nói.

Chính điều này khiến dân chúng cảm thấy không được bảo vệ trước tội phạm, thúc đẩy họ sẵn sàng ủng hộ các h́nh thức bạo lực kiểu tự phát, vốn được họ coi như biện pháp trừng phạt tốt nhất để văn hồi trật tự và tự bảo vệ ḿnh.

Nghiên cứu tại các quốc gia Mỹ Latin như Colombia, Mexico, Guatemala của giáo sư Gema Santamaria thuộc Viện Công nghệ Tự động Mexico và chuyên gia Jose Miguel Cruz tại Đại học Quốc tế Florida cho thấy những người thiếu niềm tin vào các thể chế của đất nước lại càng có xu hướng ủng hộ bạo lực tự phát. Ngược lại, ở những nước có thể chế nhà nước mạnh, xu hướng phản đối các cuộc giết người không qua xét xử rơ nét hơn.

"Người dân hướng tới bạo lực tự phát như một sự thay thế cho hệ thống tư pháp chính thống", bà Santamaria nói. Bạo lực tự phát đó thể hiện dưới nhiều h́nh thức, từ những vụ hành h́nh trước đám đông ở Mexico, cho tới các lực lượng tự vệ bán quân sự ở Colombia, nhưng bản chất của chúng đều giống nhau.

Theo chuyên gia này, dù không tin tưởng vào cảnh sát, người dân các nước đó lại cổ vũ các vụ nổ súng giết nghi phạm vượt quá thẩm quyền của cảnh sát, bởi họ coi sự trừng phạt ngay lập tức đó hiệu quả hơn nhiều so với quy tŕnh lê thê của hệ thống tư pháp tham nhũng.

Theo bà Taub, nỗi bức xúc trước sự bất lực của chính phủ trong việc đảm bảo an ninh cơ bản cho người dân đă khiến họ khao khát một lănh đạo mới, có thể thực hiện những hành động quyết liệt hơn để đem lại an toàn cho dân chúng.

Những nhà lănh đạo như ông Duterte đă biết cách khai thác tâm lư này của dân chúng, đề xuất ra những biện pháp ngắn hạn nhằm mục tiêu "giải quyết vấn nạn của đất nước". Ông Duterte đă đắc cử với lời hứa sẽ quét sạch tội phạm ma túy ở Philippines chỉ trong 6 tháng.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters

Hậu quả

Theo chuyên gia James Robinson, giáo sư chính sách công tại Đại học Chicago, trong xă hội kém an toàn, những chính trị gia cổ vũ cho h́nh thức bạo lực này sẽ được dân chúng ủng hộ, c̣n những người phản đối sẽ bị gắn mác là "yếu đuối, bất lực".

Chính điều này càng khiến các lănh đạo như ông Duterte khuyến khích bạo lực tự phát nhiều hơn, ngay cả khi t́nh trạng đổ máu chỉ càng làm trầm trọng thêm bầu không khí bất ổn, và mục tiêu của các cuộc lùng diệt nhiều khi là người vô tội.

Chuyên gia này cho rằng các biện pháp kiểu "t́m và diệt" của ông Duterte không nhắm đến vấn đề cốt lơi hiện nay của Philippines, đó chính là cải cách thể chế để lấy lại ḷng tin của người dân vào hệ thống tư pháp. Có vẻ như biện pháp truy t́m các băng đảng tội phạm và tiêu diệt chúng dễ dàng hơn rất nhiều so với cuộc cải cách chính trị đầy chông gai.

Theo bà Taub, với việc tuyên bố tiêu diệt hàng ngh́n tội phạm trong hai tháng, ông Duterte có thể giúp người dân có cảm giác rằng t́nh h́nh đang cải thiện. Thế nhưng các vụ giết chóc bừa băi trên đường phố sẽ lại càng gây ra tâm lư bất an trong một bộ phận dân chúng, khiến họ phải dựa vào các biện pháp bạo lực hơn, và cái ṿng luẩn quẩn tiếp tục không bao giờ kết thúc.

"Một khi chính quyền nói rơ rằng không ai bị trừng phạt v́ các vụ giết người không qua xét xử, bất cứ ai mang súng và nỗi thù hận trong ḷng cũng đều có thể trừng phạt người khác mà không lo sợ về hậu quả", ông Kine nói.

Dư luận lúc đó sẽ đ̣i hỏi phải có thêm các vụ giết người nơi công cộng để đảm bảo an ninh cho họ. Rốt cuộc, t́nh h́nh sẽ sớm vượt ra khỏi ṿng kiểm soát.

Chẳng hạn như ở thành phố Tagum trên đảo Mindanao, nơi chính quyền khuyến khích cảnh sát mặc thường phục và các đồng sự sát hại những người vi phạm pháp luật dù là nhỏ nhất, kể cả trẻ em, nhân danh cuộc chiến chống tội phạm.

Ông Kine cho biết, sau khi thực hiện những vụ giết người mà không bị trừng phạt, các biệt đội tử thần này bắt đầu quay sang thực hiện những vụ ám sát theo hợp đồng để kiếm tiền. Những người chống lại họ, kể cả sĩ quan cảnh sát, đều bị coi là kẻ thù và thường bị mưu sát. Thành phố trở nên nguy hiểm và bất ổn hơn, nơi dân thường là những người hứng chịu hậu quả nặng nề nhất.

Một khi bạo lực trở thành phương tiện chấp nhận được để giải quyết bất đồng, người dân sẽ rất khó có thể tin tưởng vào bất cứ hệ thống nào khác, bà Santamaria nhận định. Khi nhà nước t́m cách văn hồi trật tự, họ sẽ đối mặt với với đám đông không c̣n tin tưởng vào "thượng tôn pháp luật", bởi họ đă từng được nhà nước khuyến khích sử dụng bạo lực tự phát.

Người Philippines biểu t́nh trước trụ sở cảnh sát quốc gia phản đối các vụ giết người không qua xét xử. Ảnh: Inquirer

Hàng thập kỷ sau khi bùng phát làn sóng bạo lực tự phát, Guatemala và Colombia đến nay vẫn chưa thể thiết lập lại được trật tự do nhà nước kiểm soát, khi các nhóm dân quân bán vũ trang vẫn tung hoành và có ảnh hưởng nhất định trong nền chính trị đất nước.

"Đây có lẽ là bài học đáng lo ngại nhất, khi khao khát được an toàn của người dân b́nh thường, kết hợp với các thể chế yếu kém và tư duy ngắn hạn, có thể đẩy đất nước tới thảm họa ngày càng lớn", bà Taub nhấn mạnh.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 09-12-2016
Reputation: 369068


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,584
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	(1).jpg
Views:	0
Size:	141.0 KB
ID:	934665 Click image for larger version

Name:	(2).jpg
Views:	0
Size:	114.1 KB
ID:	934666 Click image for larger version

Name:	(3).jpg
Views:	0
Size:	133.5 KB
ID:	934667
vuitoichat is_online_now
Thanks: 11
Thanked 13,448 Times in 10,738 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 178 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:23.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12202 seconds with 14 queries