Vietbf.com - Thượng tướng, Tư lệnh Không quân, Ủy viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã từng "suýt chết" trong sự cố máy bay chiến đấu J-20, nhưng lại tập đoàn máy bay Thẩm Dương này đã đổ mọi trách nhiệm lên đầu ông, và suýt bị tước quân tịch, cho phục viên, vì ông nhờ có người bảo lãnh.
Hình ảnh ông Mã Hiểu Thiên, Thượng tướng, Tư lệnh Không quân Trung Quốc và máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc. Ảnh: NTDTV
Tờ Tân Đường Nhân tiếng Trung tại Mỹ ngày 17/9 cho rằng vừa qua trên báo chí tiết lộ nội tình cuộc đấu đá nội bộ trong lĩnh vực hàng không quân sự của Trung Quốc, không ít chuyên gia bị phế bỏ, khiến cho công nghệ máy bay chiến đấu do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo trở nên lạc hậu, sự cố liên tiếp xảy ra.
Tướng Mã Hiểu Thiên "suýt chết" vì J-8
Đây là một cuộc đấu đá giữa một số nhà chế tạo máy bay chiến đấu lớn của công nghiệp hàng không Trung Quốc, đặc biệt là giữa Tập đoàn máy bay Thẩm Dương và Tập đoàn máy bay Thành Đô.
Trước đây, máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc đã thường xuyên xảy ra sự cố, nhưng mỗi lần xảy ra các vụ việc như vậy, Tập đoàn máy bay Thẩm Dương đều đổ mọi trách nhiệm lên đầu phi công.
Có một lần, người "bị hại" chính là ông Mã Hiểu Thiên, hiện ông là Thượng tướng, Tư lệnh Không quân, Ủy viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-8F Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Khi đó, ông Mã đã "suýt chết" trong sự cố, Tập đoàn máy bay Thẩm Dương đã đổ mọi trách nhiệm lên đầu ông, ông suýt bị tước quân tịch, cho phục viên. Nhưng, ông thuộc thế hệ "đỏ" thứ hai, có người bảo lãnh.
Do đó, sự cố được điều tra chi tiết và phát hiện vấn đề nằm ở máy bay. Theo đó, ông Mã mới không bị đuổi.
Máy bay tàng hình J-20 kém về tàng hình
Bài viết cho rằng máy bay chiến đấu mới nhất J-20 của Trung Quốc có khả năng tàng hình "một nửa", điều này có liên quan đến "ân oán" giữa Tập đoàn máy bay Thẩm Dương và Tập đoàn máy bay Thành Đô.
Khi tiến hành nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu J-20, Tập đoàn máy bay Thành Đô trúng thầu, làm cho Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc rất không hài lòng.
Dưới sự vận động của Tập đoàn máy bay Thẩm Dương, Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc đã hạ lệnh ép Tập đoàn máy bay Thành Đô chia thân phần sau của máy bay cho Tập đoàn máy bay Thẩm Dương, Lâm Tả Minh - người đứng đầu Công nghiệp hàng không Trung Quốc đã nghe theo và nói một cách dễ nghe là "loại bỏ cạnh tranh".
Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2012 Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Đây chính là nguyên nhân làm cho tính năng của thân sau máy bay J-20 có tính năng tàng hình rất kém. Hiện nay, tất cả những chỉ trích đối với máy bay chiến đấu J-20 đều tập trung vào nửa thân sau của máy bay.
Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc ép chuyển nửa thân sau J-20 cho Tập đoàn máy bay Thẩm Dương trở thành một thất bại lớn nhất của máy bay J-20.
Bài viết cho rằng ngành hàng không Trung Quốc có các nhân tài như Lục Hiếu Bành, Hoàng Chí Thiên, Từ Thuấn Thọ. Trong đó, Lục Hiếu Bành ở Tập đoàn công nghiệp hàng không Hồng Đô đã không được trọng dụng.
Một số chuyên gia từ nước ngoài trở về Trung Quốc như Từ Thuấn Thọ, Trương Quế Liên bị hại trong thời kỳ trước, cuối cùng bị ép đến thân bại danh liệt trong Cách mạng Văn hóa.
Sau khi Từ Thuấn Thọ bị hại, Hoàng Chí Thiên cũng bị cho ra rìa. Sau đó chết vì rủi ro máy bay.
Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2015 Trung Quốc. Ảnh: Sina
Ngoài ra, hai nhân tài trụ cột là Tống Văn Thông, Trần Nhất Kiên cũng không được trọng dụng. Trong đó, Tống Văn Thông bị loại ra khỏi Tập đoàn máy bay Thẩm Dương, chuyển tới Tập đoàn máy bay Thành Đô; còn Trần Nhất Kiên bị loại ra khỏi Thẩm Dương, bị chuyển tới Diêm Lương.