Việc t́m kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 từ năm 2014 được rất nhiều nước tham gia. Trong đó có Trung Quốc cũng tỏ ra rất tích cực. Tuy nhiên Trung Quốc lại lợi dụng việc này để tranh thủ do thám Úc. Chiếc tàu đáng nghi trên, mang số hiệu Dong Hai Jiu 101, là tàu cứu hộ và t́m kiếm được đóng năm 2012.
Theo Trung tâm Cơ quan Phối hợp (JACC) của Úc, một tổ chức chính phủ có nhiệm vụ thông báo cho cộng đồng về tiến độ t́m kiếm MH370 - chiếc máy bay mất tích năm 2014 của hăng Malaysia Airlines, tàu Dong Hai Jiu 101 tham gia chiến dịch t́m kiếm vào tháng 2 năm nay.
Khi cuộc t́m kiếm bắt đầu, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải liên bang Darren Chester thông báo: “Thay mặt chính phủ Úc, tôi xin cám ơn chính phủ Trung Quốc, các thuyền trưởng và thủy thủ đoàn về những đóng góp trong nỗ lực t́m kiếm MH370”.
Tuy nhiên, một vài chuyên gia cho rằng có vẻ như Trung Quốc đang lợi dụng cơ hội này để thu thập các tin tức t́nh báo giá trị về hoạt động của hải quân Úc. Trả lời tờ The Australian, các chuyên gia cho biết Trung Quốc có thể đang theo dơi các hoạt động Quân sự của Úc và đồng minh.
Ngoài ra, thuyền trưởng và thủy thủ của con tàu có vẻ như đang tranh thủ sự hợp tác với Úc và các chuyên gia Quốc tế để thu thập kiến thức về kĩ thuật và thiết bị t́m kiếm dưới nước hiện đại của phương Tây cũng như thử nghiệm công nghệ theo dơi tàu ngầm.
Tàu Dong Hai Jiu 101 của Trung Quốc. Ảnh: The Australian
Hồi đầu tháng 9, tờ The Australian từng tiết lộ kể từ khi tới TP Fremantle – Úc, tàu Dong Hai Jiu 101 hầu như không thực hiện bất ḱ hoạt động t́m kiếm thực tế nào trong suốt 7 tháng.
Sau khi phân tích các báo cáo hoạt động hàng tuần do JACC công bố, The Australian xác định bộ phận ḍ sóng âm của con tàu chỉ có ở dưới nước t́m kiếm khoảng 17-30 ngày.
“Từ kinh nghiệm t́nh báo trước đây của tôi, tôi sẽ cảm thấy ngạc nhiên nếu một chiếc tàu như Dong Hai Jiu 101 không có vai tṛ thu thập tin t́nh báo ” – ông Clive Williams, cựu sĩ quan Quân đội Úc, từng giữ chức giám đốc Tổ chức An ninh T́nh báo, cho biết.
Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Peter Jennings tiết lộ dù con tàu không được đóng để thu tập tin t́nh báo nhưng nó có thể lưu ư các hoạt động trong và ngoài của TP cảng Fremantle và căn cứ quân sự HMAS Stirling “như một thói quen”.
Trong khi đó, giáo sư Greg Barton của ĐH Deakin cho rằng việc tàu Dong Hai Jiu 101 có khả năng do thám “là một điều tất yếu”.
Tuy nhiên, trả lời trang tin News.com.au, chuyên gia an ninh châu Á – Thái B́nh Dương Jingdong Yuan, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế, tỏ ra ngạc nhiên khi biết về những tuyên bố trên. Theo ông, vai tṛ của Trung Quốc trong cuộc t́m kiếm MH370 là thật.
“Tôi nghĩ là chính phủ trung quốc sẽ có động lực mạnh mẽ và cảm thấy bắt buộc phải có nỗ lực đóng góp trong hoạt động t́m kiếm do có tới 154 hành khách trong số hơn 200 người trên chuyến bay là người Trung Quốc” – trích lời ông Yuan.
Có nhiều nghi ngờ cho rằng tàu Dong Hai Jiu 101 đang tranh thủ do thám quân đội Úc. Ảnh: News Corp Australia
Ông Yuan phủ nhận những tuyên bố cho rằng Trung Quốc có thể đang tranh thủ cơ hội do thám lực lượng quân sự Úc. “Nếu theo logic này th́ Trung Quốc không nên được mời tham dự bất cứ cuộc tập trận song phương hay đa phương (như RIMPAC - cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới) nào bởi thông qua những cơ hội này, quân đội Trung Quốc có thể thu được rất nhiều thông tin t́nh báo và hoạt động”.
Theo ư kiến của ông Yuan, tàu Dong Hai Jiu 101 có thể quan tâm t́m hiểu công nghệ t́m kiếm đặc biệt liên quan tới chiến dịch t́m MH370. “Tôi đồng ư rằng tàu Trung Quốc và thủy thủ đoàn có thể hứng thú học hỏi về công nghệ t́m kiếm sâu dưới đại dương và những thứ tương tự bởi Trung Quốc đang tăng cường tham gia vào các hoạt động t́m kiếm và cứu hộ tương tự” – ông Yuan chia sẻ.
“Tôi chắc rằng lực lượng t́nh báo Úc và quân đội sẽ nhận thức được các nguy cơ và nỗ lực hết ḿnh để điều đó không xảy ra, hoặc ít nhất là dưới ngưỡng rủi ro” – ông Yuan kết luận
Một phát ngôn viên của tổ chức JACC trả lời trang News.com.au cho biết không có bằng chứng nào cho thấy Dong Hai Jiu 101 do thám quân đội Úc . “Các ư kiến cho rằng con tàu có liên quan tới hoạt động khác ngoài mục đích công khai chỉ hoàn toàn là suy đoán” – người này khẳng định.
Trong khi đó, đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Canberra và lănh sự quán tại TP Perth từ chối b́nh luận về sự việc.
VietBF © sưu tập