Suốt gần 20 năm t́m kiếm, người phụ nữ Trung Quốc này cũng đă đưa được 5 tên sát thủ từng giết chồng ḿnh ra ánh sáng. Bà đă đi qua hơn 10 tỉnh thành của Trung Quốc, t́m manh mối và báo cho cảnh sát để họ tới bắt.
People's Daily Online đưa tin 17 năm trước, ông Qi Yuande, chồng bà Li Guiying, là một giáo viên ở một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Hà Nam. Thời điểm đó, bà Li làm cán bộ trong làng. Một hôm, người đàn ông tên Qi Xueshan nghi ngờ bà Li tố cáo việc gia đ́nh ḿnh vi phạm chính sách một con nên đă tức giận dùng gạch đánh bà. Hắn c̣n gọi thêm bốn người anh em vác dao đến để hành hung.
Chứng kiến vợ bị đánh đập, ông Qi Yuande cũng xách chiếc lưỡi hái lao tới. Tuy nhiên, ông bị 5 gă kia khuất phục và đâm đến chết. C̣n bà Li th́ bị thương nặng và phải nhập viện. Đêm hôm đó, bọn giết người bỏ trốn khỏi thị trấn.
Trước cái chết oan uổng của chồng, bà Li quyết định lên đường truy t́m bọn sát thủ. Trong 17 năm, bà đi qua hơn 10 tỉnh thành của Trung Quốc, t́m manh mối và báo cho cảnh sát. Đi đến đâu bà cũng ḍ hỏi những người xung quanh, cứ t́m được thông tin ǵ về nơi ở của nghi phạm, lại in ảnh chúng ra và lập tức đem tới đồn cảnh sát.
Cách thức của bà Li nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra lại hiệu quả. Hai nghi phạm là Qi Xueshan và Qi Baoshan bị bắt ở Bắc Kinh và Sơn Tây không lâu sau vụ giết người và phải lĩnh 15 năm tù giam. Nghi phạm thứ ba, Qi Jinshan, bị bắt ở Urumqi, tỉnh Tân Cương, vào mùa xuân năm 2011. Ban đầu Qi Jinshan phải nhận án tử h́nh, nhưng hắn đệ đơn kháng cáo và ṭa án đang xem xét lại. Hồi tháng 6 vừa qua, hai nghi phạm cuối cùng là Qi Haiying và Qi Kuojun cũng đă bị bắt giữ.
Bà Li, 60 tuổi, hiện chờ đợi bản án cuối cùng cho những kẻ tội phạm.
Nhớ lại quăng thời gian truy t́m 5 tên tội phạm, bà Li kể: "Tôi không biết ǵ và chỉ nghĩ rằng bắt hung thủ giết người chắc cũng giống như trên phim ảnh. Cảnh sát sẽ truy đuổi chúng. Hóa ra tự tôi phải t́m ra manh mối", bà Li nói.
Tuy nhiên, bà Li cảm thấy nghi ngờ liệu cảnh sát có thực sự đồng hành cùng bà trong quá tŕnh điều tra, bởi một trong số những kẻ giết người là Qi Haiying đă đổi tên thành Qi Haoji hồi năm 2000, cũng tại chính đồn cảnh sát bà từng tới tŕnh báo. Gă đàn ông này đă chụp ảnh ở đây và rời đi với tấm thẻ căn cước mới mà không hề bị phát hiện.
Về phía cảnh sát, họ khai rằng khối lượng công việc quá lớn là nguyên nhân khiến họ không phát hiện ra việc thủ phạm thay đổi thẻ căn cước. Nhiều người tin rằng chính sự kém cỏi của cảnh sát đă khiến cho cuộc truy t́m của bà Li kéo dài tới gần hai thập kỷ. Nếu như bà Li không kiên tŕ, chắc chắn vụ án đă không được giải quyết.