Trong tất cả các nước trên thế giới th́ Trung Hoa là đất nước nổi tiếng có nhiều mỹ nhân làm nên chuyện từ chính sắc đẹp của ḿnh. Theo sử sách ghi chép lại th́ cả vương triều bị sụp đổ v́ những hồng nhan nghiêng nước nghiêng thành. Chẳng thế mà Trung Quốc cũng nổi tiếng với "mỹ nhân kế". Cho đến tận bây giờ nhiều nước cử nhân viên ngoại giao vẫn thường nhắc nhở điều nay.
1. Muội Hỷ
Muội Hỷ là một trong những phi tử cuối cùng của triều Hạ. Muội Hỷ sở hữu sắc đẹp tuyệt trần, hiếm có, làm cho Kiệt Vương điên đảo thần hồn, suốt ngày đắm ch́m trong nhục dục, lơ là chính sự. Vốn là ông vua hoang dâm, hậu cung lúc nào cũng đầy mỹ nữ nhưng Kiệt Vương chỉ sủng ái mỗi nàng, khi lâm triều cũng mang theo Muội Hỉ ngồi trên đùi tiếp kiến quần thần. Điều này đă khiến các bá quan trong triều vô cùng phẫn nộ, nhưng không thể làm được ǵ.
Mặc dù sở hữu vẻ đẹp cuốn hút nhưng Muội Hỷ lại có tính cách khá kỳ quái. Tương truyền, nụ cười của Muội Hỷ là điều khiến Kiệt Vương phải tốn nhiều công sức nhất để được thấy và nghe nàng cười.
Một trong những việc có thể khiến nàng cười là “tiếng vải xé”. Kiệt Vương đă hạ lệnh cho cung nhân hàng ngày mang khăn tay được thêu dệt tinh xảo xé trước mặt Muội Hỷ để nàng vui ḷng.
Để lấy ḷng Muội Hỷ, Kiệt Vương c̣n cho xây một cái đài cao bằng ngọc gọi là Dao đài, trước Dao đài là một cái ao đổ đầy rượu (tửu tŕ). Tửu tŕ rộng lớn đến mức có thể đi thuyền ra ngắm cảnh. Mỗi lần ngắm cảnh tại Dao đài, quanh tửu tŕ có khoảng 3000 trai gái đứng chầu chực sẵn sàng đợi lệnh. Kiệt Vương xuống lệnh, tiếng trống vang trời, 3000 người theo tiếng trống lệnh, nhoài người ra như kiểu trâu uống nước, mông chổng lên trời, tḥ cổ chúc đầu xuống tửu tŕ uống rượu. Muội Hỷ thích thú cất tiếng cười.
Càng được nuông chiều, Muội Hỷ càng lấn tới, Kiệt Vương bị nàng làm cho mê hoặc, suốt ngày say đắm tửu sắc, xây dựng lâu đài nguy nga để chiều ḷng người đẹp, bóc lột người dân, không màng chính sự khiến trăm họ lầm than, khắp nơi nơi oán trách.
Giang sơn nhà Hạ nhanh chóng suy vong và rơi vào tay nhà Thương.
2. Cửu Vĩ Hồ – Tô Đát Kỷ
Tương truyền, Đát Kỷ là một trong “tứ đại yêu cơ” nổi tiếng xinh đẹp trong truyền thuyết. Câu chuyện xảy ra vào đời Thương. Lần ấy Trụ Vương đi miếu Nữ Oa, v́ quá mê mẩn trước sắc đẹp của bà mà đă nói những lời bất kính. Nữ Oa nổi giận, bèn phái Hồ ly tinh mê hoặc Trụ Vương.
Tṛn 16 tuổi, Đát Kỷ đẹp như một bông hoa với đôi mắt long lanh như sương mai, da min màng như lụa, mũi cao thẳng, miệng chúm chím như bông hoa đỏ thắm, dáng đi uyển chuyển và đặc biệt đàn ca nhảy múa th́ tuyệt đối giỏi giang.
Cũng chính v́ lư do này mà khiến Trụ Vương – vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thương mê mẩn đến say đắm. Với bản tính háo sắc nên ngay khi biết có sự xuất hiện của một mỹ nữ tuyệt đẹp như vậy, Trụ Vương đă nhanh chóng nạp người con gái này làm phi tần.
V́ quá sủng ái Đát Kỷ mà Trụ Vương đă làm rất nhiều điều tàn ác, lấy việc xây dựng lâu đài xa hoa lộng lẫy, chặt chân, mổ bụng, moi tim… làm tṛ tiêu khiển. Các quan thần trung tín cũng lần lượt bị hạ sát khi họ lên tiếng phản đối và khuyên ngăn Trụ Vương.
Cũng chính v́ sai lầm nối tiếp sai lầm của Trụ Vương đă dẫn tới sự diệt vong của nhà Thương. Đát Kỷ cũng thắt cổ tự vẫn ngay sau đó.
3. Bao Tự
Bao Tự là một người con gái duyên dáng, xinh đẹp tuyệt trần được Chu U vương sủng ái. Nhưng khổ thay, Bao Tự không bao giờ cười và điều này làm Chu U vương rất đau ḷng, t́m mọi cách để khiến nàng cười mà không được. Chu U vương nghĩ ra đủ mọi cách để làm hài ḷng người đẹp nhưng tất cả đều vô nghĩa. Nhà vua c̣n hạ lệnh cho ai làm cho nàng cười sẽ thưởng ngh́n lạng vàng. U Vương cho rằng, người đẹp như vậy th́ khi nàng cười ắt sẽ càng duyên dáng và quyến rũ hơn.
Cũng giống như Kiệt Vương thời nhà Hạ, U Vương cũng hao tài tốn của bao nhiêu để đổi lại nụ cười của Bao Tự.
Tuy nhiên khi thấy được nụ cười trên khuôn mặt xinh đẹp ấy th́ cũng là lúc triều đại Tây Chu đi vào hồi kết.
U Vương đă giả đốt cột lửa để báo hiệu chư hầu các nơi đến cứu. Khuôn mặt ngơ ngác, hớt hơ hớt hải của các chư hầu khi tới nơi không thấy giặc đâu, chỉ thấy người dân đi lại b́nh thường, Bao Tự đă cười.
Sau này, để mang tiếng cười cho người đẹp, U Vương thi thoảng lại thắp tháp dầu trêu đùa chư hầu. Không may thay, cũng v́ việc này, mà về sau, khi quân Khuyển Nhung tiến đánh kinh thành, Chu U Vương hoảng sợ thắp lửa gọi ứng cứu th́ quân lính xung quanh cứ tưởng đùa vui mà chẳng chút bận tâm, cuối cùng đau đớn mà mất nước. Về phía Bao Tự, khi nhà Chu sụp đổ, phiến quân nổi loạn đánh vào trong cung, nàng cũng thắt cổ tự tử mà chết.
4. Tây Thi
Tây Thi tên thật là Thi Di Quang- một đại mỹ nhân thời Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc với vẻ đẹp “nghiêng nước nghiên thành, hoa nhường nguyệt thẹn”.
Đứng ở một góc độ nào đó mà nói th́ nàng chính là một “anh hùng” của nước Việt. Nhưng từ góc độ của nước Ngô th́ nàng lại là “hồng nhan chi họa”.
Khi Việt Vương Câu Tiễn bị buộc sang nước Ngô làm con tin đă đưa theo Tây Thi để dâng lên Ngô Vương Phù Sai. Tây Thi từ một cô gái giặt lụa ở vùng thôn quê nước Việt, trở thành một sủng phi của Ngô Vương. Phù Sai đắm ch́m trong nữ sắc c̣n Tây Thi cứ theo những lời dặn ḍ của Việt Vương Câu Tiễn mà ra sức lấy ḷng, mê hoặc vua Ngô. Sau này, Phù Sai c̣n nghe theo lời của Tây Thi, thả Câu Tiễn và quân sư Phạm Lăi về nước Việt. Và đó chính là cái mầm họa diệt vong của nước Ngô.
Tây Thi mê hoặc khiến vua Ngô ngày đêm vui thú, bỏ bê chính sự nên nước Ngô ngày càng suy yếu và đă bị Việt Vương Câu Tiễn đánh bại.
5. Ly Cơ
Ly Cơ vốn là con gái của Ly Nhung quốc chúa. Năm 672 TCN, Tấn Hiến công đem quân đánh nước Ly Nhung, Quốc chúa phải xin giảng ḥa và dâng Ly Cơ cùng người em là Thiếu Cơ cho Tấn Hiến công.
Khi c̣n trẻ, Ly Cơ nổi tiếng xinh đẹp tuyệt trần khiến Tấn Hiến Công say mê, ít khi rời nàng, lại cho Ly Cơ dự bàn việc nước. Hơn một năm sau, Ly Cơ sinh con đặt tên là Cơ Hề Tề. Sau này, Thiếu Cơ cũng sinh một con trai tên là Cơ Trác Tử.
Tấn Hiến công có nhiều con trai đă lớn, trong số đó có 3 người tài giỏi và có đức hạnh nhất là Cơ Trùng Nhĩ, Cơ Di Ngô và thái tử Cơ Thân Sinh. V́ yêu Ly Cơ, Tấn Hiến công muốn phế Thân Sinh để lập Hề Tề. Khi đó, Ly Cơ muốn hại Thế tử Thân Sinh để giành ngôi Thế tử cho con ḿnh, thường gièm pha Thân Sinh với Hiến công, bịa chuyện Thân Sinh có ư sàm sỡ, c̣n buông lời xằng bậy coi thường vua cha. Nhưng khi Hiến công tỏ ư muốn thay ngôi th́ Ly Cơ lại tỏ ra nhân từ, can Hiến công không nên làm.
Năm 655 TCN, Ly Cơ nói với Thân Sinh rằng Hiến công mộng thấy Tề Khương (mẹ Thân Sinh) và giục ông cúng lễ cho mẹ. Thân Sinh bèn làm lễ cúng mẹ ḿnh rồi sai người dâng thịt cúng về cho Hiến công. Lúc thịt dâng đến, Hiến công đang đi săn, Ly Cơ bèn bỏ thuốc độc vào. Khi Hiến công trở về định ăn th́ Ly Cơ khuyên nên thử trước.
Hiến công cho chó và viên quan nhỏ ăn thử. Cả chó và viên quan đều chết. Do đó, Hiến công nổi giận bèn sai người đi đến Khúc Ốc bắt giết Thân Sinh. Thân Sinh nghe tin bị truy nă bèn bỏ trốn đến Tân Thành. Tấn Hiến công bèn bắt giết Thái phó của Thế tử là Đỗ Nguyên Khoản. Thân Sinh biết cha không dung bèn tự sát ở Tân Thành. Tấn Hiến công chính thức lập Hề Tề làm Thế tử.
Tấn Hiến công qua đời vào năm 651 TCN. Trước khi mất, Hiến công ủy thác Hề Tề cho Tuân Tức. Hề Tề trở thành Quốc chủ nước Tấn mới. Tuy nhiên, các đại thần là phe cánh của 3 công tử Thân Sinh, Trùng Nhĩ và Di Ngô không đồng t́nh lập Hề Tề.
Trong lúc chưa chôn cất Hiến công, Hề Tề vẫn mặc áo tang ra trông coi thi hài cha. Tháng 10 năm đó, đại phu Lư Khắc mang quân đánh vào nhà để tang và giết chết Hề Tề. Ly Cơ được tin chạy vào vườn hoa đâm đầu xuống giếng nhưng bị vớt xác lên đâm chém, chết không toàn thây.
Vietbf @ sưu tầm.