Có lẽ chính sự ngông nghênh và khác người đă khiến vị tân tổng thống Mỹ không được ḷng nhiều quốc gia trên thế giới. Châu Âu cũng là một trong số đó. Tuy nhiên, dường như ẩn ư đằng sau thái độ này của ông Trump lại hoàn toàn trái ngược. Và có lẽ Châu Âu chưa thể cảm nhận được tâm ư này của ông Trump.
Ông Trump đă thể hiện quan điểm theo nguyên lư chung. Phải chăng v́ ông thể hiện cảm xúc mạnh nên lời lẽ của ông bị xem có tính kích động?
Truyền thông quốc tế đưa tin, sau khi Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump thể hiện sự thất vọng trước sự lỗi thời của NATO, cảnh báo nguy cơ phân ră của EU và cảm kích với Brexit, giới lănh đạo Châu Âu đă đồng loạt lên tiếng phản đối vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Có nhiều lời lẽ nặng nề đă hướng vào ông Trump.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đă phản pháo rằng giới lănh đạo EU chịu trách nhiệm về chính những việc làm của ḿnh. "Chúng tôi là những người châu Âu, chúng tôi tự quyết định số phận của chúng tôi”.
Tổng thống Pháp Francois Hollande th́ lên tiếng : "Châu Âu không cần sự tư vấn của người ngoài về những ǵ ḿnh đă làm”.
Thậm chí, cựu Thủ tướng Pháp Manuel Valls – người đang đại diện cho đảng đương quyền ra tranh cử tổng thống Pháp - c̣n cho rằng những lời lẽ của vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ chẳng khác ǵ lời tuyên bố chiến tranh với châu Âu. Điều đó cho thấy ông Trump đă bị đánh hội đồng ngay trước thềm Nhà Trắng.
Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Hollande - hai lănh đạo trụ cột tại Châu Âu đă lên tiếng phản pháo tân Tổng thống Trump
Ông Trump không đáng bị đánh hội đồng không hay Châu Âu cần phải cám ơn ông Trump mới hợp lẽ?
Ông Trump có nói sai thực tế?
Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời là nhằm bảo vệ cho cấu trúc an ninh chung Mỹ - châu Âu, nghĩa là nó có chức năng pḥng thủ và có nhiệm vụ tấn công những thế lực có thể gây nguy hại cho an ninh của Mỹ và châu Âu, làm ảnh hưởng đến cấu trúc an ninh chung - biểu hiện sức mạnh của sự liên kết xuyên Đại Tây Dương.
Trong thời Chiến tranh Lạnh, đối thủ của NATO là khối quân sự Warszawa do Liên Xô cầm trịch. Cuộc chạy đua vũ trang cũng như sự tranh giành ảnh hưởng trên bàn cờ chính trị thế giới thời hậu Thế chiến II là điều kiện cần và đủ cho NATO tồn tại. Đối trọng Xô – Mỹ thời Chiến tranh Lạnh thực ra là sự đối đầu giữa hai khối quân sự hùng mạnh nhất thề giới lúc bấy giờ.
Khi Liên Xô tan ră, khối quân sự Warszawa giải thể th́ NATO mất đi đối thủ của ḿnh, do vậy ngay thời điểm đó đă có nhiều ư kiến cho rằng NATO không c̣n lư do để tồn tại nên cần được giải thể. Tuy nhiên, những người bảo vệ sự tồn tại của NATO th́ nhận định cấu trúc an ninh chung Mỹ - châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh bị đe doạ bởi những kẻ thù mới nổi khác.
Như vậy, đối thủ của NATO không chỉ là sức mạnh Nga được Tổng thống Putin hồi sinh thời hậu Xô viết, mà c̣n là nhiều lực lượng khác đe doạ an ninh của cả Mỹ và châu Âu – điều kiện đảm bảo cho NATO tồn tại - nguy hiểm nhất là lực lượng khủng bố quốc tế. Điều đó có nghĩa, NATO phải là lực lượng đi đầu trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố hiện nay.
Tuy nhiên, thực tế th́ NATO dường như không có mặt trong lực lượng chống chủ nghĩa khủng bố. NATO chỉ tập trung vào đối trọng với Nga, trong khi mối nguy từ Moscow luôn ở dạng tiềm năng, thậm chí tiềm tàng, c̣n mối nguy từ chủ nghĩa khủng bố là mối nguy thực tế v́ chúng đă tấn công và gây thiệt hại cho cả Mỹ và Châu Âu.
Trước một kẻ thù đă có hành động tấn công nhưng NATO không có những đáp trả, đẩy lùi sự nguy hại của chúng, bảo về cho cấu trúc an ninh chung th́ có nghĩa là hệ thống tổ chức của NATO đă không phù hợp với t́nh h́nh mới. Do vậy, ông Trump cho rằng NATO lỗi thời chẳng lẽ không đúng với thực tế của NATO?
C̣n việc vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ cảnh báo EU phân ră, thậm chí tan ră bởi áp lực dân nhập cư là hoàn toàn có cơ sở. Việc nước Anh rời EU – Brexit – không phải không có nguyên nhân v́ quota dân nhập cư mà Liên minh Châu Âu dành cho xứ sở sương mù. Điều đó một phần v́ nguy cơ bất ổn từ người nhập cư, một phần v́ sự thiếu công bằng trong EU.
Năm 2015 nước Đức đă phải đón 890.000 người nhập cư, năm 2016 đón 280.000 người tị nạn, vậy nhưng Hungary được phân quota chỉ là tiếp nhận 2.300 người tị nạn, song chính phủ nước này đă tổ chức trưng cầu dân ư và kết quả là thành viên “EU Đông Âu” này từ chối trách nhiệm v́ người dân Hungary không chấp nhận đón người nhập cư.
Đây là một thực tế rất nguy hại mà có thể khiến diễn ra “domino-exit” với EU. Việc người dân Đức biểu t́nh chống lại chính sách dân nhập cư thân thiện của nữ Thủ tướng Merkel không chỉ bởi gánh nặng dân nhập cư đối với nước Đức, mà c̣n v́ sự không công bằng giữa các thành viên EU trong việc giải quyết vấn nạn này.
Như vậy, vị tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 57 đă nói đúng sự thật và rất có trách nhiệm với đồng minh của nước Mỹ. Phải chăng v́ ông nói quá thẳng, quá thật nên ông bị đánh hội đồng?
Lời lẽ của ông Trump mang tính kích động?
Việc tân tổng thống Mỹ cho rằng việc người dân nước Anh lựa chọn rời EU – Brexit – là sự kiện tuyệt vời, chẳng lẽ đó là sự kích động. Khi người dân nước Anh quyết định rời EU th́ giữa việc ủng hộ và việc phê phán, theo quan điểm của người đứng đầu một quốc gia th́ lẽ thường sẽ ngả về sự lựa chọn của người dân Anh.
Bởi lẽ, khi người dân một đất nước được quyền tự quyết th́ rơ ràng họ sẽ dựa trên lợi ích dân tộc để thể hiện ước nguyện của ḿnh. Lựa chọn v́ lợi ích quốc gia dân tộc th́ không thể được xem là sai lầm, dù sự lựa chọn đó có mang đến kết quả tích cực hay tiêu cực thế nào đi nữa. Do đó, dù đứng trên bất cứ quan điểm nào cũng không thể phê phán sự lựa chọn của một dân tộc.
Đặt trong trường hợp Brexit th́ nếu đứng về phía EU mà phê phán sự lựa chọn của người dân nước Anh là điều không được chấp nhận. Đây là nguyên lư tất yếu trong hoạt động chính trị, chứ không chỉ là nguyên tắc mang tính áp đặt và ông Trump đă thể hiện quan điểm của ḿnh theo nguyên lư chung. Phải chăng v́ ông thể hiện cảm xúc mạnh nên lời lẽ của ông bị xem có tính kích động?
Việc hiện thực hoá ư nghĩa của Brexit cũng là mong muốn của chính phủ nữ Thủ tướng Theresa May
Việc ông Trump ủng hộ thoả thuận thương mại Mỹ - Anh là việc hiện thực hoá ư nghĩa Brexit bằng hành động, qua đó mang lại lợi ích thực tế cho người dân nước Anh, song đó lại là lời cảnh báo với EU. Bởi lẽ, sự tích cực từ xứ sở sương mù luôn có ảnh hưởng tiêu cực tới lục địa già, mà cụ thể là EU, v́ nó chứng minh Brexit là đúng đắn và cần thiết.
Phải chăng v́ vậy nên cựu Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho rằng tân tổng thống Mỹ đă tuyên chiến với châu Âu? Do vậy “người phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu đă nhắc lại rằng nước Anh sẽ không được phép tham gia vào các cuộc đàm phán chính thức liên quan đến một thỏa thuận thương mại với Mỹ cho đến năm 2019, sau khi rời EU”, theo BBC ngày 17/1/2017.
Cá nhân người viết cho rằng, nếu luật của EU đă quy định về trách nhiệm của các thành viên khi vào – ra liên minh th́ ông Trump không thể nhanh chóng thúc đẩy được thoả thuận thương mại Mỹ - Anh thời hậu Brexit. Song nếu không có quy định mà chỉ v́ EU muốn tránh hậu quả nên kéo dài việc hiện thực hoá ư nghĩa Brexit bằng lợi ích cho người dân Anh, th́ nều ông Trump không thúc đẩy, chính phủ Anh cũng sẽ thúc đẩy.
Điều đó cho thấy, việc tổng thống đắc cử Mỹ nói thẳng, nói thật đă khiến phật ḷng các đồng minh, song nếu chỉ v́ vậy mà ông Trump bị đánh hội đồng th́ thực sự NATO, EU đă lâm nguy.