Quyết sách mới nhất của ông Trump đă cho thấy quyết tâm hết sức mạnh mẽ của ông trong việc tiêu diệt tận gốc quân đội IS và đem lại nền ḥa b́nh vốn có cho cả thế giới. Mỹ thông báo sẵn sàng hợp tác với Nga trong vấn đề nóng bỏng tại Syria và không ngại ngần chi tới 11 tỷ USD để giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Số liệu mới nhất mà Lầu Năm Góc công bố cho hay, chính phủ Mỹ đă chi số tiền khoảng 10,7 tỷ USD cho các hoạt động oanh kích và tấn công lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong năm 2016 ở Syria và Iraq. Trong khi đó, tính đến năm 2015, số tiền mà Nhà Trắng chi ra chỉ ở mức 5,5 tỷ USD.
Một máy bay ném bom B-52 của Mỹ.
Hăng tin Sputnik dẫn nguồn tin từ trang DoDBuzz cho hay, không quân Mỹ đă “ngốn” nhiều tiền nhiều hơn các lực lượng khác của quân đội khi đă sử dụng tới 6 tỷ USD cho những cuộc không kích tấn công vào IS cho tới thời điểm này.
Một trong những chiến dịch quân sự khiến Washington chi mạnh tay nhất là ở Mosul vào hồi tháng 11/2016. Khi tiến hành không kích các tay súng IS, liên quân do Mỹ dẫn đầu đă ném bom và tên lửa trung b́nh cứ 8 phút/lần xuống thành phố này, nơi mà nhiều tên khủng bố c̣n trụ lại.
Đại tá Mỹ Daniel Manning trong một bài phỏng vấn với tờ Military.com cho hay, cuộc không kích tại Mosul có tần suất tấn công lớn nhất tại một thành phố của liên quân chống khủng bố do Washington dẫn đầu.
Theo đại tá Manning, việc Lầu Năm Góc triển khai những loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 Strafortress cùng nhiều chiến đấu cơ và tiêm kích tới Syria và Iraq để các đồng minh và kẻ thù của Washington thấy “sức mạnh quân sự của Mỹ”. Ngoài ra, theo Manning, hành động của Mỹ c̣n thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà Trắng trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.
Quân đội Mỹ ước tính rằng diện tích đất mà IS chiếm đóng đă bị thu hẹp chỉ c̣n một nửa so với lănh thổ chúng có vào thời điểm chiến dịch không kích của Washington bắt đầu. Những cuộc không kích gần đây tại Palmyria, Syria đă phá hủy 168 xe chở dầu và hơn 20 tàu chở dầu của khủng bố IS. Hoạt động khai thác dầu mỏ được coi là một trong những nguồn tài chính chủ yếu của IS giúp chúng chống cự trong cuộc chiến.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong một diễn biến liên quan, tờ Wall Street Journal ngày 24/1 cho hay tân Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng hợp tác quân sự với Nga để chống lại IS.
“Tôi nghĩ nếu chngs ta có thể cùng quốc gia nào đó chống IS, dù là Nga hay nước nào đi chăng nữa và chúng ta có chung lợi ích quốc gia trong đó th́ chúng ta sẽ làm như vậy”, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer nói.
Nếu Mỹ hợp tác quân sự với Nga ở Syria th́ đó sẽ là một sự thay đổi chính sách chưa từng có của chính phủ Mỹ đối với Nga, quốc gia từng là đối thủ với Washington từ thời Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, việc hợp tác giữa Mỹ và Nga trong lĩnh vực quân sự vẫn đang bị giới hạn bởi Đạo luật Ủy quyền Quốc pḥng Quốc gia do Quốc hội Mỹ thông qua năm 2014 như một biện pháp trừng phạt với Moscow do Nga sáp nhập Crimea vào lănh thổ của ḿnh.
Một điều khoản trong đạo luật trên nghiêm cấm Lầu Năm Góc hợp tác quân sự với Nga tới khi Moscow trả Crimea về cho Ukraine và ngừng can thiệp quân sự tại miền đông Ukraine và không khiến những thành viên NATO, đồng minh của Mỹ, phải lo ngại.
Trước đó, ngày 23/1, Lầu Năm Góc bác thông tin cho rằng Washington đă hợp tác với Moscow trong cuộc chiến chống IS tại Syria sau khi Bộ Quốc pḥng Nga khẳng định Mỹ đă cung cấp tọa độ về vị trí của các phiến quân cho Moscow.
“Bộ Quốc pḥng Mỹ đă không phối hợp với quân đội Nga không kích ở Syria”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Eric Pahon nói. Ông cũng cho hay Bộ Quốc pḥng Mỹ chỉ có một kênh thông tin liên lạc với Nga và tập trung vào duy nhất vấn đề tránh va chạm giữa máy bay các nước ở không phận Syria.