Mặc dù lệnh cấm nhập cảnh tạm thời với 7 nước Hồi giáo đă bị dừng lại nhưng Tổng thống Donald Trump vẫn ấm ức, ông đang chuẩn bị ra một sắc lệnh mới tương tự. Ông Michael V. Hayden- cựu giám đốc NSA và CIA đă cảnh báo: Trump có thể phá vỡ mạng lưới điệp viên Mỹ v́ sắc lệnh nhập cảnh.
Cựu giám đốc NSA và CIA Michael V. Hayden. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/1 kư sắc lệnh cấm nhập cảnh Mỹ với công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo lớn trong 90 ngày. Michael V. Hayden, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) từ 1999-2005 và CIA (2006-2009) mới đây đă có bài viết trên Washington Post đánh giá về tác động của sắc lệnh đối với việc xây dựng mạng lưới điệp viên của cộng đồng t́nh báo nước này.
Theo ông Hayden, các điệp viên, cộng tác viên và nguồn tin của CIA tại các quốc gia nằm trong danh sách cấm nhập cảnh đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Họ bị phân tán nguồn lực trong việc giúp đối phó với các mối đe doạ nhằm vào Mỹ. Sắc lệnh của ông Trump đang phá hỏng niềm tin của những người cung cấp tin bản địa, những người đă hứa sẽ bảo vệ chính phủ và người dân Mỹ được an toàn. Nhưng cuộc sống và tính mạng của họ lại đang bị đe dọa do nước Mỹ từ chối họ.
Cựu giám CIA khẳng định nguyên tắc của cơ quan này khi tuyển một nguồn tin là phải có trách nhiệm đảm bảo lâu dài cho cuộc sống của nguồn tin và những người thân của họ, cũng như phải xây dựng niềm tin vào nước Mỹ cho các điệp viên. Nhưng nay, niềm tin này đang bị tấn công bởi lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Mỹ.
Ông Hayden đánh giá rằng lệnh cấm của ông Trump chính là sự hiện thực hóa những ngôn từ hận thù và chống Hồi giáo trong chiến dịch tranh cử của ông. Trong khi đó, với nền văn hóa tôn vinh ḷng tự trọng ở Trung Đông, tuyển mộ một người mà ta vừa rút súng bắn họ c̣n dễ dàng hơn là tuyển mộ một người mà cộng đồng của anh ta vừa bị ta xúc phạm.
Theo một trưởng cụm t́nh báo của CIA tại Trung Đông, rất nhiều điệp viên được Mỹ tuyển dụng từng chỉ trích các chính sách của Mỹ, can thiệp của Mỹ nhưng lại có cảm t́nh với nước Mỹ. Trong tâm trí những điệp viên này, nước Mỹ là nơi họ được chào đón.
Ví dụ điển h́nh là Mohammed Shahwani, một người Iraq và cũng là anh hùng của Mỹ. Từng định cư tại Leesburg, bang Virginia, Mỹ vào năm 2003, Shahwani được CIA thuyết phục về nước thiết lập và chỉ huy một mạng lưới điệp viên hiệu quả trong thời kỳ hậu Saddam Hussein.
Và nay, sau lệnh cấm mọi thành viên trong gia đ́nh Shahwani vẫn ở Iraq không thể quay trở lại Mỹ v́ lệnh cấm.
"Vấn đề là trong cuộc chiến chống lực lượng khủng bố tại Iraq hiện nay, Mỹ rất cần những người như Shahwani và đồng đội của ông", cụm trưởng t́nh báo CIA nhấn mạnh.
Hayden phân tích, những hệ lụy của lệnh cấm nhập cảnh sẽ không trôi qua một cách nhanh chóng. Những lời xúc phạm khó có thể phai nhạt. Trong khi đó, nước Mỹ và trực tiếp là CIA sẽ bị bỏ rơi. Các tin tức thu được chỉ bằng tiền là loại tin tức tệ hại nhất trong các loại tin t́nh báo.
"V́ lệnh cấm và tư tưởng kỳ thị của những chính trị gia có tư tưởng cứng nhắc mà các điệp viên CIA sẽ phải làm việc vất vả với những gánh nặng không cần thiết", ông Hayden nhấn mạnh.