Qatar đang trải qua những ngày khủng hoảng ngoại giao. Việt Nam có khoảng 1000 lao động chính thức và 500 lao động tự do ở nước vùng Vịnh này. Báo cáo về lao động Việt ở đây đang được gấp rút thực hiện. “Chiều 12.6, ông Doăn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - cho biết: "Qua trao đổi, Đại sứ Nguyễn Hoằng tại Qatar cũng đă đề nghị Bộ LĐTBXH sớm có danh sách tổng hợp, thống kê lao động Việt Nam đang làm việc tại đây".
Theo ông Diệp, Đại sứ cũng yêu cầu các phương tiện truyền thông thông tin thận trọng để tránh gây hốt hoảng cho thân nhân cũng như người lao động.
Hiện Việt Nam có khoảng 1.100 lao động đang làm việc chính thức và 700 lao động tự do tại Qatar. (Ảnh: IT)
Ông Diệp cho biết, theo nguồn tin mà Bộ nắm được, hiện có 1.100 lao động đi làm việc tại Qatar qua con đường chính thống, c̣n lại khoảng 700 lao động đi theo con đường tự do, không có hợp đồng lao động.
“Mọi công việc bảo hộ, hỗ trợ lao động đang được tiến hành khẩn trương, nhưng vấn đề chưa đến mức căng thẳng và nguy cấp, không giống trường hợp của Iraq hay Libya nên chưa phải sơ tán lao động gấp” - Thứ trưởng Doăn Mậu Diệp nói.
Về vấn đề này, ông Tống Hải Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lư lao động ngoài nước - cho biết, vừa qua Cục cũng đă có trao đổi cụ thể với Bộ Ngoại giao, liên lạc với Đại sứ Nguyễn Hoằng tại Qatar để nắm thông tin. Đồng thời, Bộ cũng đă có văn bản chỉ đạo hai cán bộ đại diện quản lư lao động của Cục ở Ả-rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar nắm sát t́nh h́nh để có biện pháp xử lư khi cần thiết.
“T́nh h́nh ở Qatar không giống ở Libya trước đó. Hiện lao động Việt Nam làm việc tại đây vẫn chưa bị ảnh hưởng. Hơn nữa, lao động Việt Nam làm việc chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng của những nước thứ ba, những nước phát triển như Hy Lạp, Cộng hoà Liên bang Đức… Bản thân chủ sử dụng là các công ty cũng có trách nhiệm cao nên sẽ đảm bảo tốt cả về đời sống, công việc cho lao động” - ông Nam nói them.
Mặc dù vậy, ông Nam cũng cho biết, phương án được đưa ra là trong t́nh huống xấu nhất sẽ đưa người lao động về nước. Vấn đề này chúng ta cũng đă có kinh nghiệm qua hai lần sơ tán lao động tại Libya và Iraq. Bước đầu tiên Cục đang thực hiện là yêu cầu tất cả các doanh nghiệp có lao động tại Qatar phải rà soát những thông tin chính xác về lao động. Cụ thể như số lượng lao động, địa điểm mà lao động đang làm việc, số hộ chiếu, ngày xuất cảnh, số điện thoại…
"Số lượng khoảng 1.800 lao động không lớn. Nếu bất trắc xảy ra, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động xử lư đưa lao động về nước" - ông Nam nói.