Thất vọng với v́ lời hứa của Trung Quốc, Washington đă trừng phạt Bắc Kinh bằng việc điều tra các hành vi bị cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. C̣n phía Trung Quốc, họ cũng sẵn sàng "ăn miếng trả miếng".
Theo đó, chính quyền Mỹ đang cân nhắc việc bàn giao vụ điều tra này cho Văn pḥng đại diện thương mại Mỹ, cho phép tổng thống áp các biện pháp thuế quan để bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ khỏi những hoạt động thương mại không công bằng của nước ngoài, báo New York Times đưa tin.
Nếu Mỹ mở cuộc điều tra này th́ đây sẽ là một trong những biện pháp mới nhất trong hàng loạt biện pháp mà chính quyền Mỹ sẽ tiến hành có thể tác động đến quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bộ Thương mại Mỹ đang xem xét xem mặt hàng thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nhà sản xuất nước ngoài khác có đe dọa an ninh quốc gia Mỹ theo Điều 232 của Đạo luật Mở rộng thương mại năm 1962 hay không.
Sau khi gửi những tín hiệu tích cực đến Trung Quốc trong thời gian đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang t́m cách gia tăng áp lực lên chính quyền Trung Quốc. Gần đây, Tổng thống Mỹ chưa ủng hộ biện pháp tăng thuế đối với thép nhập từ nước ngoài sau khi nghe các doanh nghiệp Mỹ phản ánh biện pháp này có thể làm tăng giá thành, nhưng ông Trump có vẻ sắp thay đổi.
Trong quá tŕnh tranh cử, ông Trump tuyên bố sẽ coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, nhưng sau khi lên nắm quyền lại xuống nước v́ nhận được lời hứa hợp tác của Trung Quốc nhằm kiềm chế Triều Tiên. Khi B́nh Nhưỡng vừa phóng thử tên lửa đạn đạo lần thứ hai vào tuần trước, có thể Tổng thống Mỹ đang chịu áp lực phải hành động. Ba thượng nghị sĩ hăng đầu của đảng Dân chủ hôm 2/8 thúc giục Tổng thống Trump bỏ qua cuộc điều tra và thực hiện ngay hành động thương mại đối với Trung Quốc. “Chúng ta chắc chắn phải săn đuổi họ”, thượng nghị sĩ Chuck Schumer tuyên bố. Hai thượng nghị sĩ Ron Wyden và Sherrod Brown cũng chia sẻ kiến nghị này.
Câu hỏi đặt ra là liệu các quan chức Mỹ có sẵn ḷng chấp nhận rủi ro khi tham gia vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng trước cảnh báo các chính sách “hướng nội” có thể làm hỏng quá tŕnh hồi phục toàn cầu.
Nhiều đ̣n đối phó
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng hôm qua nói rằng, Trung Quốc “rất chú ư” đến vấn đề sở hữu trí tuệ và muốn duy tŕ hợp tác tốt với Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có những biện pháp đối phó trong trường hợp chiến tranh thương mại nổ ra, trong đó có những biện pháp hạn chế pháp lư đối với những công ty nước ngoài và hàng nhập khẩu của một số ngành cụ thể.
Trong lúc đó, báo chí nhà nước Trung Quốc đánh tín hiệu rằng, nước này sẽ đáp trả bất kỳ biện pháp thương mại nào giống như họ từng làm trong các vụ trước đây. Lần này, nhu cầu phải khẳng định sức mạnh trong nội bộ Trung Quốc hiện rất lớn khi nước này đang chuẩn bị cho kỳ đại hội Đảng với triển vọng sẽ càng giúp Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh củng cố quyền lực, giới quan sát nhận định.
“Trước thềm Đại hội Đảng thứ 19, điều cuối cùng Trung Quốc muốn là một cuộc chiến thương mại. Điều quan trọng là Bắc Kinh có vẻ không yếu thế trong hoàn cảnh này. V́ thế, có thể họ sẽ phản ứng thận trọng và tính toán”, ông Callum Henderson, Giám đốc điều hành khu vực châu Á – Thái B́nh Dương của hăng tư vấn chính trị Eurasia Group tại Singapore, nhận xét.
Trên thực tế, Mỹ và Trung Quốc chỉ kư được một vài thỏa thuận khiêm tốn trong vài tháng qua nhằm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc, như thỏa thuận Trung Quốc nhập 12,5 triệu tấn đậu tương Mỹ vào tháng 7 vừa qua.
Nhưng các quan chức Trung Quốc cũng chuẩn bị cách đáp trả. Theo kế hoạch dự thảo, đậu tương bị xác định là sản phẩm hàng đầu có thể bị trả lại, Bloomberg dẫn lời những nguồn tin nắm được vấn đề. Linh kiện ô-tô, máy bay và đất hiếm cũng bị xác định là những mặt hàng có thể bị hạn chế.
“Cho đến nay chủ yếu mới là lời nói, chưa thấy hành động nhiều. Mỹ đang chịu áp lực phải làm ǵ đó, để họ không hoàn toàn giống như con hổ giấy”, ông Scott Kennedy, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington, nói.
Mỹ thỉnh thoảng sử dụng Mục 301 để đệ đơn khiếu nại thương mại chống lại nước khác lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhưng điều khoản này cũng cho phép chính quyền Mỹ áp các biện pháp trừng phạt thuế quan mà không cần qua WTO. Mỹ hiếm khi dùng điều luật này kể từ những năm 1990. Trung Quốc có thể sẽ kiện lại bất kỳ hành động nào ở WTO và có thể thắng, nhưng Bắc Kinh có thể không dùng đến hành động pháp lư mà tự đáp trả ngay lập tức, giống như kiểu họ từng làm trước đây, các chuyên gia nhận định.
Bất kỳ biện pháp thuế nào ngoài quy định của WTO mà Mỹ định sử dụng cũng có thể vấp phải biện pháp đáp trả không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế, ông Michael Froman, Đại diện Thương mại Mỹ dưới thời chính quyền Barack Obama, cảnh báo.
VietBF © sưu tầm