Từ trước đến nay mọi người chỉ biết rằng Trung Quốc có quan hệ với Triều Tiên mấy chục năm qua. Nhưng thực tế không phải như vậy. Họ đã có mối quan hệ sâu rộng ở châu Á, châu Âu và thậm chí cả châu Phi xa xôi. Thế mới kinh!
Ông Kim Jong-un đang tập trung phát triển tên lửa đạn đao.
Nhiều người cho rằng, hai đồng minh lớn nhất hiện nay của Triều Tiên là Trung Quốc và Nga. Điều này không sai nhưng chưa đủ. Hiện nay, nhiều quốc gia khác vẫn ủng hộ chính quyền Bình Nhưỡng, trải dài từ châu Á, châu Phi tới châu Âu.
Quan hệ của Triều Tiên và Nga, Trung Quốc bắt đầu từ cuộc nội chiến giai đoạn 1950-1953. Nga, Trung Quốc viện trợ vũ khí, lương thực cho Triều Tiên để đối đầu với quân đội Hàn Quốc do Mỹ hậu thuẫn trong cuộc nội chiến.
Khi quan hệ giữa Triều Tiên với Trung Quốc suy thoái, Bình Nhưỡng chuyển hướng sang châu Phi. Chính quyền Triều Tiên đã thiết lập được mối quan hệ kinh tế, quân sự, ngoại giao với nhiều quốc gia châu Phi, bắt đầu từ thời điểm năm 1970.
Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong một lễ duyệt binh.
“Triều Tiên có lịch sử lâu dài trong quan hệ với nhiều quốc gia châu Á và châu Phi”, giáo sư chuyên nghiên cứu Triều Tiên Morris Suzuki nói. Hiện nay, Triều Tiên đang đặt nhiều nhà máy sản xuất vũ khí ở châu Phi, trong đó có Madagascar, Congo, Uganda và Ethiopia.
Tại những quốc gia khác như Benin hay Nigeria, Triều Tiên huấn luyện cảnh sát cho chính quyền sở tại. Thậm chí, Ai Cập và Libya còn mua dây chuyền sản xuất tên lửa của Triều Tiên.
Ở châu Á, Triều Tiên có mối quan hệ khăng khít với Pakistan, trên bình diện từ kinh tế tới quân sự. Năm 1990, quan hệ hai bên còn nồng ấm hơn nữa khi đích thân Thủ tướng Pakistan mua tên lửa tầm xa từ Triều Tiên. Đổi lại, Pakistan cung cấp công nghệ hạt nhân cho Bình Nhưỡng.
Lãnh đạo Triều Tiên sang châu Phi.
Mối quan hệ của Triều Tiên và Bulgaria bắt đầu từ năm 1948. Năm 1970, hai nước kí thỏa thuận hợp tác song phương. Dù vậy tới năm 2017, chính quyền Sofia nói rằng “sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn cản Triều Tiên phát triển tên lửa”.
Bulgaria đã hạn chế nhập khẩu than và quặng sắt từ Triều Tiên, đồng thời cắt giảm số nhân viên tại đại sứ quán Triều Tiên. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng Bulgaria vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác truyền thống với Triều Tiên.