VBF-Vụ ông Khaisilk "treo hàng Việt, bán hàng Tàu" không phải là vụ đầu tiên. Trước đó đă có vụ tương tự như vậy với ổ khóa. Nếu tính ra th́ TT Trump rất đúng không không thông qua TPP mà trong đó có thành viên là VN, v́ VN thực chất chẳng khác nào là hàng Trung Quốc.
Có một bài học chẳng bao giờ xưa cũ mà doanh nhân nào cũng phát biểu được nhưng không dễ để thực hiện bằng hành động. Đó là bài học làm ăn bắt đầu bằng chữ Tín.
Vụ việc Tập đoàn Khaisilk “treo lụa Việt, bán lụa Tàu” đang bị dư luận đông đảo lên án như một hành vi bội tín lại niềm tin của người tiêu dùng. Thực tế đă có không ít những vụ việc doanh nghiệp xem thường chữ tín dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn.
10 năm trước, khóa Minh Khai bị chính Công ty Khóa Minh Khai làm giả với số lượng lớn. Ảnh: cand
10 năm trước, khóa Minh Khai bị chính Công ty Khóa Minh Khai làm giả với số lượng lớn. Theo kết luận của cơ quan điều tra, công ty này đă nhập khẩu khóa Trung Quốc về, bóc logo, gắn logo Minh Khai và bán ra thị trường.
Khi ấy, ông Trương Minh Quang, Giám đốc Công ty cổ phần khóa Minh Khai trả lời cơ quan điều tra, Công ty đă đặt hàng và nhập khẩu từ Trung Quốc về khoảng 10.000 chiếc khóa theo mẫu mă trên từ tháng 12/2007. Toàn bộ lô khóa đă được đặt in sẵn nhăn mác “Khóa Minh Khai” từ trước khi nhập về. Sau đó, đơn vị tiếp tục cho in thêm một số chi tiết trên vỏ hộp như “Tiêu chuẩn ISO 9000 - 2000”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao 2006” rồi cho xuất xưởng.
Trên thị trường khi đó, giá bán một ổ khóa Minh Khai loại này là 84.000 đồng nhưng với loại khóa Trung Quốc nói trên th́ chỉ nhập với giá khoảng 30.000 đồng. Ông giám đốc và các đồng phạm đă bị Công An Hà Nội khởi tố tội Sản xuất, buôn bán hàng giả. Bộ luật H́nh sự 2015 quy định tội danh này ở Điều 192.
Xem ra việc hô biến hàng Trung Quốc thành hàng Việt mà Khaisilk vừa bị lộ cũng không khác với câu chuyện Khóa Minh Khai bị chính Khóa Minh Khai làm giả là bao. Suốt gần 30 năm qua Tập đoàn Khaisilk đă nhập khăn lụa Trung Quốc về Việt Nam gắn mác thương hiệu Khaisilk “Made in Vietnam” rồi bán với giá cao gấp nhiều lần, từ vài trăm ngàn đồng đến cả triệu đồng mỗi chiếc.
Suốt gần 30 năm qua Tập đoàn Khaisilk đă nhập khăn lụa Trung Quốc về Việt Nam gắn mác thương hiệu Khaisilk “Made in Vietnam” rồi bán với giá cao gấp nhiều lần, từ vài trăm ngàn đồng đến cả triệu đồng mỗi chiếc.
Đă có biết bao khách hàng, cả người Việt cũng như người nước ngoài, từng trân trọng mang những chiếc khăn Khaisilk tặng người thân, đối tác, bạn bè… như một món quà đậm bản sắc, tinh hoa Việt? Vậy mà Khaisilk đă móc túi người tiêu dùng bằng cách buôn gian bán lận, móc túi của chính những người đă đặt niềm tin vào thương hiệu này.
Khi scandal này xảy ra, có tờ báo đă “hồi cố” lại rằng doanh nhân Hoàng Khải nổi tiếng là người có những phát ngôn gây sốc, nhất là vấn đề văn hóa, đạo đức kinh doanh. Rằng: "tôi kinh doanh với tấm ḷng trung thực", "thà nghèo sang c̣n hơn giàu hèn", rằng “Ḷng tử tế luôn là xu hướng thời trang đắt đỏ nhất trong mọi thời đại”…
C̣n trong một bài viết về ḿnh chỉ mới cách đây chưa đầy hai tháng, doanh nhân nổi tiếng này c̣n chia sẻ: “Khó khăn nhất là vượt qua cám dỗ của đồng tiền, khi có quá nhiều cơ hội. Cám dỗ của đồng tiền là ma lực, nếu ḿnh vượt qua được sẽ dẫn ḿnh đến thành công lớn hơn”[1].
Song tất thảy những lời có cánh, những phát ngôn hoa mỹ của một h́nh tượng doanh nhân thành đạt đă trôi tuột theo scandal “treo lụa Việt bán lụa Tàu” ầm ĩ suốt mấy ngày qua.
Ngay khi sự thật phơi bày, ông Hoàng Khải đă “nhanh nhảu” cúi đầu xin lỗi. Nhưng sự sám hối này có lẽ khó nhận được sự cảm thông, bởi nó chỉ đến sau mấy chục năm lừa đảo khách hàng. Nếu không có sự phát giác lần này, có lẽ doanh nhân Hoàng Khải vẫn c̣n đang say sưa nói về chữ tín, về làm giàu chân chính.
Trả lời báo chí, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Qua hành vi mà báo chí phản ánh về hoạt động của DN Khaisilk cho thấy có những dấu hiệu vi phạm cả luật pháp cũng như nền tảng đạo đức doanh nghiệp”.
Quả vậy, mọi chuyện cũng không thể dừng ở lời xin lỗi, cam kết đền bù. Một khách hàng của Khaisilk đă viết, ông Hoàng Khải không thể chỉ xin lỗi một câu cùng vài lời bao biện. Đây là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Pháp luật cần xử lư để đảm bảo tính nghiêm minh, đảm bảo môi trường cạnh tranh b́nh đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam vẫn kiên tŕ làm ăn chân chính, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và quan trọng là cả uy tín quốc gia.
Người viết bỗng nhớ đến một lời xin lỗi khác. Khoảng 80 năm trước, những chiếc xe thương hiệu Toyota khi đó bị xem là lố bịch so với những chiếc xe hơi của Mỹ. Ông chủ tập đoàn này đă quỳ xuống xin lỗi khách hàng và xin đồng bào Nhật tiếp tục ủng hộ để ông cải thiện chất lượng cho đến khi không thua kém hàng ngoại. Kết quả như chúng ta đă thấy trong nhiều năm qua, Toyota cho xe Mỹ biết thế nào là lễ độ.
Năng lực của doanh nghiệp c̣n thấp, làm ra hàng chưa tốt, người ta có thể thông cảm nếu doanh nghiệp ấy biết cầu tiến, quyết tâm học hỏi để làm tốt hơn. Nhưng trục lợi ḷng tin và tiền bạc của người tiêu dùng là điều không thể tha thứ.
Biết bao năm nay chúng ta phát động “người Việt dùng hàng Việt”. Để ủng hộ nền sản xuất trong nước, người Việt có thể ưu tiên hàng Việt dù rằng c̣n nhiều khiếm khuyết ngay cả khi so với hàng hóa các nước trong khu vực. Nhưng sự ủng hộ đó không thể vô điều kiện, nó phải được dựa trên ḷng tin của khách hàng đối với các doanh nghiệp.
Ḷng tin ấy hẳn sẽ càng khó tạo dựng, ǵn giữ sau một scandal của những tấm lụa mỏng manh. Xem ra có một bài học chẳng bao giờ xưa cũ mà doanh nhân nào cũng phát biểu được nhưng không dễ để thực hiện bằng hành động. Đó là bài học làm ăn bắt đầu bằng chữ Tín.