MU là đội bóng được rất nhiều người yêu thích. Cầu thủ được cho là hơi thở nhịp đập sự sống của Mu chính là Ryan Giggs. Đây là cầu thủ đă gắn bó sự nghiệp với MU.
Ở Manchester, có một cơn băo đi ngược lại mọi quan điểm tuyến tính tồn tại trong vũ trụ. Cơn băo ấy được đặt tên là "băo số 11".
Cứ mỗi khi nó xuất hiện, những bức tường pḥng ngự dù được gia cố chắc chắn đến cỡ nào cũng phải sụp đổ. Cơn băo ấy reo rắc cơn ác mộng tới từng nơi nó đi qua và đặt chân xuống. Cơn băo đó là Ryan Giggs, huyền thoại của Man Utd và cũng là tân giám đốc bóng đá của học viện PVF, Việt Nam.
Có rất nhiều h́nh ảnh kinh điển mang tính biểu tượng để tóm gọn sự nghiệp của Giggs. Trận đá lại bán kết FA Cup 1999 gặp Arsenal là một ví dụ như thế.
Lúc đấy, Man Utd chỉ c̣n chơi với 10 người trên sân sau khi Roy Keane nhận thẻ đỏ rời sân. Hai thẻ vàng không đáng có của Keane có thể sẽ là bước ngoặt của mùa giải mà Sir Alex đang đặt ra mục tiêu ăn ba.
Phải chơi ít người hơn, Man Utd không thể nghĩ tới việc giành chiến thắng theo con đường chính thống. Viễn cảnh tốt đẹp nhất trong tầm với Sir Alex dự tính là đưa trận đấu sang loạt penalty định mệnh.
Bỗng từ đó, cơn băo số 11 kia ập tới. Giggs đánh bại toàn bộ hệ thống pḥng ngự của Arsenal trước khi cắm quả bóng vào góc chữ A cột gôn gần nhất. FA đă bầu chọn bàn thắng đó là khoảnh khắc đáng nhớ nhất lịch sử chiếc Cúp có tuổi đời hơn thế kỷ.
Ngày hôm ấy, dù người đội trưởng không c̣n trên sân nhưng tất cả những ai có mặt ở Wembley đều biết rằng, ai là thủ lĩnh chuyên môn của Man Utd.
Giggs đă bắn bó toàn cuộc đời ở Man Utd. Anh kư bản hợp đồng đầu tiên vào năm 14 tuổi. Anh chưa từng ở lại đội trẻ nào tại Carrington quá 18 tháng bởi cứ nói tới Giggs là bạn bè đồng trang lứa lại từ chối cho anh vào đá cùng. Đơn giản, v́ Giggs quá vượt trội và phải đá với những đàn anh hơn ḿnh vài tuổi mới "cân kèo".
Các thống kê nh́n thấy không nói dối. Giggs giành 13 danh hiệu lớn nhỏ cùng Man Utd, lập 11 hattrick và ra sân trong 632 trận. Không một gương mặt nào có tầm ảnh hưởng ở Man Utd lớn hơn Giggs, ngoại trừ… Sir Alex Ferguson.
Nhưng sự vĩ đại của Giggs không nằm trên những con số. Rất nhiều tư liệu đă kiếm t́m các chất liệu mang tính cơ học để chứng tỏ tầm ảnh hưởng của Giggs. Các nhà thống kê bắt đầu đếm xem đă có bao nhiêu hậu vệ bị Giggs đem ra là tṛ đùa, có bao nhiêu thủ môn trở thành nạn nhân của Giggs. Và đại đa số trong chúng ta đă quên mất một chi tiết phản ánh đầy đủ và chính xác về phẩm chất của Giggs: Anh chơi bóng đỉnh cao tới tận lúc giải nghệ, và chơi hay là đằng khác.
Giggs khởi điểm là tiền vệ biên. Điểm mạnh nhất của anh là tốc độ, khả năng qua người và kỹ năng dứt điểm thuần thục bằng chân trái. Nhưng ở chặng cuối sự nghiệp, khi đă lớn tuổi và không thể chạy hùng hục suốt 90 hay thậm chí là 120 phút, Giggs đă tự cải tiến bản thân thành một tiền vệ trung tâm, chuyên điều phối bóng. Anh đă đá chính trong trận chung kết Champions League 2011 ở vị trí ấy. Năm đó, Giggs 38 tuổi.
Một bi kịch của những cầu thủ mang quốc tịch là một trong bốn nước thuộc khối thịnh vượng chung, là họ chỉ có thể tỏa sáng ở một vị trí, sớm nổi và nhanh chóng trở thành "người thừa" trên sân khi bắt đầu bước qua tuổi 31-21. Wayne Rooney là một ví dụ điển h́nh. Hoặc có những trường hợp càng cố gắng bám trụ lại đặc khu giúp anh ta thành danh, càng nhận ra ḿnh đă lỗi thời. Steven Gerrard chẳng hạn.
Giggs thực ra đă có sự chuẩn bị từ trước. Từ đầu thế kỷ 21, anh đă t́m tới yoga và thường xuyên sử dụng các loại thuốc chiết xuất từ nhau thai ngựa để tăng cường sự dẻo dai và bền bỉ. Khác với đám đông, Giggs biết giới hạn thể chất, nh́n thấy điều ấy từ sớm và t́m ra phương án kéo dài sự nghiệp.
Giggs đă sống cùng hơi thở của Man Utd trong gần ba thập kỷ gắn bó với CLB này. Anh là chứng nhân lịch sử chứng kiến tất cả những cung bậc cảm xúc và trạng thái phát triển của một đội bóng: Lúc suy lúc thịnh, có tiếng cười và cả nước mắt. Và bây giờ, một phần quan trọng của đội bóng giàu truyền thống nhất nước Anh, sắp sửa có mặt ở Việt Nam.