Hải quân Mỹ bắt đầu quá tŕnh chạy thử USS Michael Monsoor - siêu hạm Zumwalt thứ 2 vào ngày 5/12. Chiếc siêu hạm này đang đứng trước nguy không có hải pháo. V́ sao vậy?
Hải quân Mỹ cho biết, chiếc siêu hạm này được đặt tên theo một thành viên lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ đă hy sinh tại Iraq trong năm 2006 khi cứu đồng đội.
Theo giới thiệu của Hải quân Mỹ, những chiến hạm lớp Zumwalt được trang bị công nghệ và vũ khí tối tân có thể hủy diệt đối phương không cần dùng đến tên lửa. Tuy nhiên, năng lực lực này đang có nguy cơ bị tước bỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cụ thể, ngoài sở hữu công nghệ radar, cảm biến, tên lửa đặc biệt tối tân, siêu hạm USS Michael Monsoor c̣n sở hữu hệ thống pháo hạm mạnh nhất thế giới hiện nay, ngay cả Nga cũng không có loại nào tương tự. Loại pháo này có tầm bắn tương đương tên lửa hành tŕnh chống hạm trong khi có thể diệt mục tiêu mặt biển và trên đất liền với độ chính xác vô đối.
Mỹ bắt đầu thử nghiệm siêu hạm USS Michael Monsoor.
Hệ thống pháo hạm AGS 155mm được phát triển bởi BAE Systems Armaments System thiết kế từ năm 1996 theo yêu cầu từ Hải quân Mỹ để trang bị cho siêu tàu khu trục DDG-1000 Zumwalt. Một bệ pháo hạm AGS có trọng lượng tổng thể tới 104 tấn.
Pháo hạm AGS sử dụng cỡ ṇng 155mm, đây là loại pháo hải quân cỡ ṇng lớn nhất được trang bị cho tàu chiến hiện nay. Pháo có thiết kế hoàn toàn khác lạ so với các pháo hải quân truyền thống, tháp pháo được thiết kế dạng h́nh hộp chữ nhật chứ không có dạng h́nh tṛn như truyền thống.
Khi không hoạt động ṇng pháo được gập gọn vào bên trong tháp pháo để tăng khả năng tàng h́nh cho pháo cũng như của tàu USS Michael Monsoor. Hệ thống pháo AGS hoạt động hoàn toàn tự động, khoang tiếp đạn có thể chứa tới 750 viên đạn, pháo có hệ thống nạp đạn tự động được làm mát bằng nước cho phép nâng tốc độ bắn lên tới 10 phát/phút.
Theo đánh giá của các nhà thiết kế, hai tàu khu trục lớp Zumwalt với 4 pháo AGS có khả năng chi viện hỏa lực tương đương với một tiểu đoàn pháo binh thông thường (tương đương với 12 khẩu pháo).
Tuy nhiên, điều làm nên sức mạnh vô đối của AGS 155mm là siêu đạn pháo LRAP (Long Range Land Attack Projectile - đạn tấn công mặt đất tầm xa) cỡ 155mm nặng 102kg, chứa lượng thuốc nổ 11kg, trang bị hệ thống dẫn đường GPS/INS cho bán kính lệch mục tiêu ít hơn 50m.
Đạn được trang bị liều phóng trợ lực tên lửa đưa khỏi ṇng pháo, tầm bắn tối đa có thể đạt đến 190km, tuy nhiên các cuộc thử đạn LRAP mới đạt tầm bắn 109km và 83km.
Với đạn pháo có điều khiển LRLAP, siêu hạm USS Michael Monsoor có hiệu quả cao trong việc chống lại một loạt các mục tiêu khác nhau như tàu chiến đối phương, các mục tiêu ven biển, thậm chí là các mục tiêu nằm sâu trong đất liền.
Do đạn pháo được điều khiển nên xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao qua đó giảm số lượng đạn cần sử dụng cho một mục tiêu vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo tâm lư hoang mang cho đối phương. Pháo hạm AGS được coi là một cuộc cách mạng trong pháo binh, một giải pháp thay thế hiệu quả với chi phí thấp so với các tên lửa đang được sử dụng hiện nay.
Mặc dù được giới thiệu đầy ấn tượng nhưng theo Defense News, những chiến hạm lớp Zumwalt đang đứng trước nguy cơ bị tước mất khẩu pháo AGS 155mm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có hạn chế về kích thước và công nghệ của nhà sản xuất.
Theo nguồn tin này, do mỗi cặp pháo này có trọng lượng lên tới 208 tấn nên năng lượng để cả 2 khẩu pháo này cùng khai hỏa là rất cao và bản thân con tàu được trang bị gần như không cung cấp đủ năng lượng cho cả 2 khẩu hải pháo và tên lửa cùng khai hỏa trong một cuộc chiến với cường độ cao.
Chính v́ vậy, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch thay thế những khẩu pháo AGS 155mm bằng loại vũ khí khác phù hợp hơn. Tuy nhiên, đến nay loại pháo nào sẽ được thay thế vẫn được bảo mật.