Với sự hỗ trợ của Canada, Trung Quốc đă lắp đặt thành công 4 thiết bị giám sát dưới nước, chỉ cách bờ biển Mỹ 300km.
South China Morning Post đưa tin 22/10 cho biết, các thiết bị trên sử dụng những cảm biến công nghệ cao để giám sát môi trường dưới nước. Các thiết bị này được kết nối với Hệ thống đại dương Canada (ONC), một mạng lưới các trạm quan sát biển nằm trải dài từ đông bắc Thái B́nh Dương tới Bắc Cực.
Vị trí ONC cho lắp đặt và kết nối các thiết bị giám sát dưới nước của Trung Quốc rất gần căn cứ tàu ngầm hạt nhân Kitsap của Mỹ. Ảnh: SCMP
Mặc dù mạng lưới nằm dưới sự vận hành của Đại học Victoria ở British Columbia, Canada nhưng 4 thiết bị mới bổ sung thuộc sở hữu và do chính Viện Khoa học biển sâu và Kỹ thuật Sanya, một đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, phát triển và chế tạo.
Một tàu lặn điều khiển từ xa của lực lượng bảo vệ bờ biển Canada đă đưa các thiết bị giám sát của Trung Quốc tới lắp đặt ở khu vực Endeavour thuộc mảng Juan de Fuca ở Thái B́nh Dương hôm 27/6. Hiện các thiết bị này đă vận hành tối đa công suất, có thể truyền phát dữ liệu theo thời gian thực cho các trung tâm điều khiển của viện nghiên cứu Trung Quốc ở Sanya, thành phố nằm trên đảo Hải Nam và những nơi khác.
Eo Juan de Fuca là một trong những vùng biển tấp nập nhất thế giới. Vượt qua eo biển này tiến về phía nam, không xa thành phố Seattle, Mỹ là một trong hai cơ sở vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ - căn cứ hải quân Kitsap. Đây là nơi Mỹ đặt một xưởng đóng tàu ngầm hạt nhân và bến cạn duy nhất tại bờ tây Mỹ có khả năng cho một hàng không mẫu hạm lớp Nimitz neo đậu.
ONC đă lên tiếng xác nhận việc lắp đặt các thiết bị Trung Quốc vào mạng lưới của cơ quan này, nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin về chúng cũng như việc chúng có thể được dùng như thế nào.
Theo báo South China Morning Post, Viện nghiên cứu Trung Quốc chưa lên tiếng về thông tin trên, trong khi Bộ Ngoại giao Canada vẫn giữ im lặng trước yêu cầu b́nh luận về vụ việc. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố “không có ǵ để nói” về vấn đề này.
Một điều rơ ràng là, thông tin do các thiết bị mới thu thập được sẽ giúp các nhà khoa học biển của Trung Quốc hiểu rơ hơn về môi trường của một vùng nước chiến lược gần Mỹ cũng như quan sát được cận cảnh cấu trúc và hoạt động của một trong các trạm quan sát dưới biển lớn nhất, tân tiến nhất thế giới.
Mặc dù hiện không có bằng chứng cho thấy quân đội Trung Quốc có liên quan đến dự án hay các thiết bị có thể được dùng để theo dơi tàu ngầm hoặc các loại tàu khác, nhưng các chuyên gia cho biết, dữ liệu môi trường biển có giá trị như nhau đối với cả các nhà nghiên cứu dân sự và phi dân sự.
ONC về cơ bản là một cơ sở nghiên cứu khoa học. Song, hăng thông tấn quốc gia Canada CBC đưa tin hồi năm ngoái rằng, cơ quan này cũng có hợp đồng quốc pḥng nhằm giúp quân đội Canada giám sát vùng biển Bắc Cực thông qua một hệ thống do thám sử dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo.
Một số trang web nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc nhận định, việc Canada giúp cài cắm các thiết bị giám sát của Trung Quốc ở Thái B́nh Dương có thể là tiền đề để nước này xây dựng một hệ thống riêng của ḿnh trong khu vực.
Giới quan sát hiện rất quan tâm tới lí do tại sao Ottawa sẵn sàng cho Bắc Kinh tiếp cận không hạn chế tới các trạm quan sát biển của nước này. Một số nhà quan sát lưu ư, động thái diễn ra đúng vào thời điểm gia tăng đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như căng thẳng leo thang giữa Canada với nước láng giềng hùng mạnh ở phía nam.
VietBF © Sưu tầm