Trong trường hợp xảy ra thế chiến III với Nga, NATO có thể thua ngay trong trận đánh đầu tiên tại Đông Âu và không thể đáp trả hiệu quả trong suốt 45 ngày sau đó, v́ cho đến nay, Mỹ và NATO vẫn chưa đạt được sự đồng thuận để tăng cường năng lực, sẵn sàng cho khả năng xảy ra chiến tranh với Nga. NATO gần đây đă kết thúc cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong những năm qua, gọi là Trident Juncture-18, được quảng cáo là chứng tỏ rằng NATO châu Âu có thể tự bảo vệ trước sự đe dọa ngày càng tăng của Nga.
Bài tập trận lớn này của NATO cũng được quảng cáo là câu trả lời cho cuộc tập trận thật sự khổng lồ của Nga tổ chức hồi tháng 9 là tập trận Vostok-18.
Vostok-18 huy động 300.000 binh sỹ, 36000 xe tăng và các xe quân sự khác, 1.000 máy bay, 80 tàu và phối hợp với Trung Quốc và giả định một cuộc chiến tranh hạt nhân với Hoa Kỳ. Vostok-18 không chỉ là cuộc tập trận lớn nhất từng được Nga tổ chức mà có thể c̣n là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử.
Ngược lại, tập trận Trident Juncture-18 của NATO huy động khoảng 50.000 binh sỹ, 10.000 xe cộ, 250 máy bay và 65 tàu từ hơn 30 nước.
Thụy Điển, không phải thành viên NATO, đă lần đầu tiên tham gia vào một cuộc tập trận của NATO. Điều đó cho thấy ngay cả nước Thụy Điển trung lập cũng đang lo sợ về sự gia tăng hành vi hung hăng quân sự của Nga và tuyên bố quyết đoán của Moscow với vùng lănh thổ bắc cực giàu dầu khí.
Thế th́ cuộc tập trận của NATO gửi thông điệp ǵ đến Vladimir Putin và các tướng tham mưu của ông? Thật không may, Putin và các tướng của ông không chú ư đến.
Tập trận Trident Juncutre-18 đại diện cho sức mạnh tập thể của 30 nước cộng Thụy Điển, khi so sánh với tập trận Vostok-18 của Nga có một số đặc điểm sau:
Số quân Nga huy động được đông gấp 6 lần.
Số xe tăng và xe cộ khác của Nga huy động nhiều gấp 4 lần.
Số máy bay Nga huy động đông gấp 4 lần.
Hơn nữa, Vostok-18 giả định một cuộc chiến hạt nhân thế giới trong khi Trident Juncture-18 là một cuộc diễn tập phi hạt nhân. Vostok-18 phóng sức mạnh khổng lồ qua vùng Siberia mênh mông nhưng hầu hết binh sỹ của Trident Juncture-18 và các xe cộ được huy động đều không được triển khai vượt ra biên giới của 30 nước đó.
Moscow đă không ấn tượng với Trident Juncture-18 đến nỗi họ thực hiện tác chiến điện tử chống lại hệ thống định vị vệ tinh (GPS), gây phiền phức cho hoạt động trên không và trên biển của NATO trong tập trận. GPS là không thể thiếu để hoa tiêu và dẫn đường tấn công chính xác.
V́ thế, Nga có thể đă hiểu được nhiều giá trị quân sự từ Trident Juncture-18 hơn bản thân NATO.
Ảnh chụp vệ tinh cuộc tập trận Vostok-2018.
Nói cách khác, Nga đă phản ứng với Trident Juncture-18 bằng một hành động hung hăng khác. Đối đầu với cuộc tập trận quân sự chính của NATO bằng tác chiến điện tử là một hành động có cân nhắc để leo thang căng thẳng và hăm dọa NATO. Tác chiến điện tử chống lại GPS tồi tệ và quan trọng hơn nhiều so với việc máy bay Nga gây rối tàu chiến NATO, một hành động hung hăng mà hiện nay đă trở thành thường xuyên. Thế chiến III có thể bị thua nếu NATO mất GPS.
Tồi tệ hơn nữa, phản ứng bối rối của NATO và phản ứng bất lực của họ với hành động tác chiến điện tử của Nga đă củng cố ấn tượng của Moscow về điểm yếu quân sự và chính trị của NATO.
Moscow đă nh́n với sự sắc sảo rằng NATO châu Âu miễn cưỡng bảo vệ biên giới của ḿnh trước làn sóng nhập cư bất hợp pháp khổng lồ. Ngoại trừ Ba Lan, Hungary và một số nước Đông Âu khác, hầu hết các thành viên NATO thiếu sự sẵn sàng chính trị để bảo vệ họ khỏi sự xâm lược tay không này.
Moscow đă nh́n với con mắt thậm chí sắc sảo hơn vào sự tàn úa của sức mạnh quân sự NATO từ những năm đầu tư cho quốc pḥng giảm sút.
Ví dụ, số lượng xe tăng chiến đấu chính (MBTs) là một thước đo thuận tiện cho sự dịch chuyển cán cân sức mạnh quân sự về phía Nga. Nga có 22214 MBTs. Trong khi các nhà nước Baltic của NATO (Lithuania, Latvia, Estonia) chỉ có 3 MBTs; các nước NATO ở cánh bắc gồm Na Uy (52 MBTs), Phần Lan (239 MBTs) và nước Thụy Điển (120 MBTs), cả thảy là 411 chiếc. Các nước NATO trung âu từ Đông Âu đến kênh đào Anh, gồm Ba Lan ( 1063) Đức (250), Pháp (200), Đan Mạch (57), Hà Lan (18), Bỉ (0), Luxembourg (0) và Liechtenstein (0), tổng cộng là 1588 MBTs.
Như vậy, lợi thế về xe tăng của Nga so với Trung Âu lên tới tỉ lệ 14-1. Trong thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh thập niên 1980, lợi thế về xe tăng chiến đấu chính của Liên Xô so với khối NATO ở châu Âu cũng chỉ là 5-1.
Quan trọng hơn nữa, Nga có một độc quyền thực sự trong vũ khí hạt nhân chiến thuật với ít nhất 1.000 đến 2.000 đầu đạn hạt nhân để sử dụng cho từng trận đánh và chiến trường. Trong khi đó vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ trong khối NATO đă giảm xuống c̣n 100 đến 180.
Vậy tại sao Nga chưa cử xe tăng của họ tràn qua NATO và tấn công hạt nhân đến kênh đào Anh?
An ninh và ḥa b́nh của NATO châu Âu đang được bảo đảm bởi lực lượng hạt nhân chiến lược tầm xa của Mỹ gồm bộ ba tên lửa đạn đạo, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom.
Duy tŕ một cái ǵ đó để ngang hàng với lực lượng hạt nhân chiến lược Nga thông qua hiện đại hóa các hệ thống phóng và bản thân các đầu đạn (hầu hết đă được thiết kế từ hơn 30 năm trước và đă vá víu với nhau trong những năm vượt quá tuổi thọ thiết kế) là điều cần thiết để ngăn chặn Nga và ngăn chặn Thế chiến III.