Nga đang "che mắt" cả thế giới bằng tên lửa giả. Đầu năm 2019 Nga đă loan tin rầm rộ về vụ phóng tên lửa hành tŕnh. Nhưng theo bản đánh giá của Mỹ xác định rằng đó thực chất là một chiêu "che mắt thiên hạ".
Tên lửa 9M728. Ảnh: RT
Năm 2014, chính phủ Mỹ đă công khai cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF và cho rằng ngay từ đầu những năm 2000, Nga đă phát triển tên lửa 9M729 (t́nh báo Mỹ gọi là SSC-8. Washington) với tầm bắn nằm trong phạm vi cấm của INF.
Tuy nhiên, theo bản đánh giá của của Cơ quan t́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan t́nh báo Địa không gian quốc gia Mỹ (NGA), các ống chứa tên lửa hành tŕnh và xe phóng mà Bộ Quốc pḥng Nga công bố tại cuộc họp báo mới đây không hề liên quan tới loại tên lửa mà Mỹ đă cáo buộc từ năm 2014 rằng nó vi phạm Hiệp ước INF.
Hai nguồn tin từ chính phủ Mỹ nắm rơ bản đánh giá của CIA và NGA cho biết, tên lửa vi phạm hiệp ước INF có kích cỡ lớn hơn ống chứa mà Bộ Quốc pḥng Nga công bố, đồng thời nó sử dụng một loại xe phóng chuyên biệt.
Đáp lại cáo buộc, Bộ Quốc pḥng Nga tuyên bố rằng, loại tên lửa mà Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước 1987 chỉ đơn thuần là biến thể của một loại tên lửa hành tŕnh hiện hành (có tên gọi 9M728) với hệ thống dẫn đường được cải tiến.
Tuyên bố chính thức từ Nga cho biết loại tên lửa này có tầm bắn ngắn hơn cả phiên bản cũ 10km do phần chứa các thiết bị điện tử của tên lửa được mở rộng, khiến khối lượng tên lửa tăng lên so với phiên bản cũ.
Để củng cố những tuyên bố trên, Bộ Quốc pḥng Nga đă tŕnh chiếu cho các phóng viên thấy h́nh ảnh minh họa 2 phiên bản tên lửa. Tuy nhiên, theo đánh giá của t́nh báo Mỹ, đồ họa về tên lửa 9M729 không mô tả tên lửa thực.
Ngoài các h́nh ảnh minh họa, các phóng viên tại buổi họp báo c̣n được giới thiệu và cho phép quay phim, chụp ảnh thoải mái một mẫu ống phóng tên lửa hành tŕnh và xe phóng dùng để vận chuyển và bắn các tên lửa này.
Theo một nguồn tin cung cấp cho tờ Daily Beast, bản đánh giá của CIA và NGA về mức độ vi phạm của Nga đề cập lại rằng, “có 6 cuộc thử nghiệm tên lửa (của Moscow) vượt quá tầm bắn 500km”. Điều đó có nghĩa Nga đă cho thấy tên lửa của họ có thể bay tới tầm bắn mà Hiệp ước INF nghiêm cấm.
Tầm bắn xa nhất mà tên lửa Nga đă đạt được trong các cuộc thử nghiệm này là 2.070km.
Người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Nga Igor Konashenkov. Ảnh: PressTV
Theo t́nh báo Mỹ, Nga đă không thừa nhận các cáo buộc của Mỹ về việc nước này vi phạm Hiệp ước INF. Trong phát biểu ngày 19/2, Thiếu tướng Konashenkov nhấn mạnh: "Rơ ràng, tất cả mọi cáo buộc về việc Nga sản xuất hệ thống tên lửa 9M729 và vi phạm hiệp ước INF đều chỉ được dựa trên những 'thông tin t́nh báo' do CIA và NGA thêu dệt". Theo ông Konashenkov, những cáo buộc này là cách để các cơ quan an ninh Mỹ lừa dối nhằm trốn tránh trách nhiệm.
INF được Mỹ và Liên Xô kư ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành tŕnh trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km).
Hôm 1/2 vừa qua, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ ngừng các nghĩa vụ trong khuôn khổ hiệp ước INF với Nga kể từ ngày 2/2 và bắt đầu tiến tŕnh rút khỏi INF. Ngày 6/2, Nga thông báo sẽ rút khỏi INF trong ṿng 6 tháng, như một sự đáp trả tương xứng đối với việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này.