Mỹ và các đồng minh cấm mua những thiết bị từ tập đoàn viễn thông Huawei của Trung quốc với lư do an ninh, khiến làm cho Thủ tướng Malaysia không đồng t́nh với hành động đó, cho nên đă lên tiếng phản đối và bác bỏ khả năng Malaysia sẽ tham gia cùng Mỹ và các đồng minh.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh: AFP.
Phát biểu tại Nhật Bản, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hôm nay cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể có cơ sở khi "lên án" Huawei trước những mối lo ngại về an ninh nhưng hành động "cấm cửa" tập đoàn viễn thông Trung Quốc "không phải hướng giải quyết vấn đề".
"Tôi khá chắc rằng CIA đă báo cáo về tất cả những ǵ đang diễn ra ở Malaysia và Trung Quốc. Nhưng chúng tôi không tẩy chay Mỹ v́ điều đó", Thủ tướng Mahathir tuyên bố trong một phiên thảo luận của Hội Báo chí Nước ngoài ở Tokyo.
Thủ tướng Mahathir bác bỏ khả năng Malaysia sẽ tham gia cùng Mỹ và các đồng minh ban hành lệnh cấm mua những sản phẩm của Huawei v́ lư do an ninh. Ông mỉa mai rằng nếu Huawei thực sự có khả năng gián điệp, các nước nên để họ "làm thứ mà họ tệ nhất". Về phần Malaysia, ông Mahathir cho hay Huawei "có thể do thám bao nhiêu tùy thích bởi chúng tôi không có bí mật".
Mỹ từ lâu cáo buộc Huawei là "công cụ do thám" của chính phủ Trung Quốc, song tập đoàn viễn thông Trung Quốc phủ nhận. Chính phủ Mỹ cấm sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng 5G, đồng thời thuyết phục các đồng minh có hành động tương tự, do lo ngại về nguy cơ an ninh từ các thiết bị mà tập đoàn này cung cấp.
Chính quyền Tổng thống Trump ngày 15/5 cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông bị coi là rủi ro với an ninh quốc gia, mở đường cho việc "cấm cửa" Huawei. Bộ Thương mại Mỹ sau đó cũng đưa Huawei và khoảng 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ Mỹ, khiến tập đoàn hàng đầu Trung Quốc này đứng trước nguy cơ bị cô lập về công nghệ.
Các biện pháp nhắm vào Huawei được Mỹ tung ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục tăng nhiệt. Năm 2018, Washington thực hiện nhiều đợt áp thuế lên tổng cộng 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh đáp trả, áp thuế đối với 110 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.
Đầu tháng 5, Mỹ nâng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc v́ cho rằng Bắc Kinh đă thay đổi các cam kết. Sau đó, Trung Quốc cũng trả đũa bằng việc nâng thuế với phần lớn trong nhóm 60 tỷ USD hàng Mỹ đă chịu thuế từ năm ngoái.
Tổng thống Mỹ đe dọa tiếp tục đánh thuế 25% với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa c̣n lại của Bắc Kinh. Mỹ có thể công bố biện pháp áp thuế trên với Trung Quốc đúng thời điểm cuộc gặp Trump - Tập bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Nhật Bản vào ngày 28 và 29/6.