Uniqlo và Kirin đang cảm nhận được sức nóng của chiến tranh thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc. Các thương hiệu lớn khác của Nhật cũng lo lắng, ngành du lịch đối mặt nguy cơ ảm đạm.
Theo Nikkei Asian Review, làn sóng tẩy chay hàng Nhật Bản tại Hàn Quốc bắt đầu ảnh hưởng tới một số thương hiệu lớn và đe dọa cả ngành công nghiệp du lịch của xứ sở mặt trời mọc.
Hashtag #boycottjapan (tẩy chay hàng Nhật) - nhắm vào các thương hiệu tiêu dùng lớn như Sony, Toyota, Uniqlo và Canon - đang lan truyền trên Instagram và nhiều nền tảng mạng xă hội khác tại Hàn Quốc sau khi chính quyền Tokyo hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng quan trọng sang nước láng giềng.
Các sản phẩm bị hạn chế bao gồm nguyên liệu sản xuất chip phục vụ các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn. Quyết định này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các đại gia công nghệ Hàn Quốc như Samsung Electronics và SK Hynix.
Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Nhiều đại diện doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc đă đổ ra đường phố Seoul tuần hành để phản đối Nhật Bản. Họ giẫm đạp lên sản phẩm Nhật Bản một cách tức giận. Một YouTuber nổi tiếng của Hàn Quốc chia sẻ video quay cảnh anh này xé tấm vé máy bay tới Nhật.
Người Hàn Quốc tuần hành kêu gọi tẩy chay hàng Nhật Bản bên ngoài Đại sứ quán Nhật tại Seoul hôm 15/7. Ảnh: Jiji Press.
Nikkei Asian Review dẫn lời đại diện Công ty thời trang Uniqlo và Tập đoàn bia Nhật Kirin cho biết làn sóng tẩy chay đă ảnh hưởng tới doanh số của họ ở thị trường Hàn Quốc.
Ông Takeshi Okazaki, Giám đốc Fast Retailing (công ty mẹ của Uniqlo), thừa nhận không xác định được rơ t́nh trạng này sẽ kéo dài bao lâu. "Chắc chắn làn sóng tẩy chay sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trước mắt. Chúng tôi đang tính toán mọi khả năng", ông cho biết.
Trong khi đó, Kirin dừng kế hoạch ra mắt quảng bá bia mới trên truyền h́nh tại Hàn Quốc. "Chiến dịch tẩy chay sẽ ảnh hưởng đến doanh số nếu các nhà bán lẻ Hàn Quốc tiếp tục hạn chế bán hàng (bia Kirin) như hiện nay", người phát ngôn Kirin tuyên bố.
Trước đó, hăng thuốc lá Japan Tobacco thông báo sẽ tung sản phẩm mới ở Hàn Quốc trong tháng 7. Tuy nhiên cuộc họp báo giới thiệu sản phẩm bất ngờ bị hủy hồi tuần trước. Các công ty khác, trong đó có Sony và Shiseido, cho biết đang “quan sát cẩn thận” t́nh h́nh.
Theo khảo sát của Realmeter tuần này, 54,6% số người Hàn Quốc được hỏi cho biết họ đang tẩy chay các sản phẩm của Nhật Bản, tăng mạnh so với mức 48% của tuần trước.
Nhà phân tích Michinori Naruse thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản cho rằng các công ty Nhật "cần đối mặt với khả năng t́nh trạng này sẽ tiếp tục kéo dài và trở nên tồi tệ hơn".
Du lịch Nhật cũng lao đao
Theo các nhà phân tích, ngành du lịch và kinh doanh khách sạn của Nhật Bản cũng đối mặt với những rủi ro lớn. Bởi du khách Hàn Quốc đem lại nguồn thu đáng kể cho ngành công nghiệp du lịch Nhật Bản.
Chuyên gia Naruse nhận định doanh thu ngành du lịch Nhật Bản sụt giảm sẽ có sức tàn phá nền kinh tế mạnh hơn là làn sóng tẩy chay hàng hóa Nhật, bởi doanh số của các thương hiệu tiêu dùng Nhật Bản tại thị trường Hàn Quốc là không quá lớn.
Theo KB Securities, trong năm ngoái, du khách từ Hàn Quốc chiếm 24% tổng số du khách nước ngoài đến Nhật Bản. Năm 2017, số du khách Hàn đến Nhật tăng lên 2,05 triệu.
Làn sóng tẩy chay hàng Nhật Bản tại Hàn Quốc có thể sẽ kéo dài. Ảnh: AP.
Nikkei Asian Review dẫn lời ông Hwang, làm việc tại một ngân hàng Hàn Quốc, cho biết đang tính hủy chuyến đi đến Nhật Bản trong năm nay. "Tôi đă lên kế hoạch đến Nhật Bản vào mùa hè, nhưng giờ không phải là thời điểm tốt", ông Hwang giải thích.
Nhà phân tích Koo Kyung-hoe thuộc KB Securities cũng cảnh báo: “Do làn sóng tẩy chay sản phẩm của Nhật Bản, khách du lịch Hàn đến Nhật chắc chắn sẽ giảm mạnh”.
Một công ty du lịch Nhật Bản cho biết số lượng khách Hàn Quốc hủy kế hoạch du lịch Nhật gia tăng đáng kể trong tháng này. Một quan chức Cơ quan Quản lư Du lịch Nhật Bản cũng xác nhận có một số công ty Hàn Quốc hủy tour du lịch cho nhân viên v́ căng thẳng chính trị hai nước.
Ông Daisuke Tomoda thuộc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản cho biết làn sóng tẩy chay hàng Nhật từng xảy ra tại Hàn Quốc vào năm 1995 và 2001. Làn sóng này thường hạ nhiệt trong ṿng một năm.
Tôi vẫn không chắc chắn cuộc tẩy chay lần này sẽ kéo dài tương tự. Chúng ta cần tiếp tục theo dơi t́nh h́nh”, ông Tomoda nói.
VietBF © sưu tầm