Các quán ăn đậm chất Hà Nội với quán bún mắng, cháo chửi nhưng vẫn đông khách. Bún mắng cháo chửi đă nổi tiếng khắp cả nước như một thứ văn hóa xấu xí về việc thưởng thức ẩm thực, trớ trêu thay, món bún chửi này dù bị bêu gương nhiều lần trên truyền thông nhưng vẫn cứ đông nghịt khách tới ăn. V́ sao lại thế?
“Khách bị chửi phải xem lại ḿnh“ - phát ngôn của bà chủ quán bún chửi tai tiếng khắp Hà Nội
Bún mắng cháo chửi "nổi tiếng" cả thế giới
Kênh truyền h́nh Mỹ nổi tiếng thế giới đă từng cho "đặc sản" bún chửi của Việt Nam lên sóng, những tưởng truyền h́nh, mạng xă hội trong nước và quốc tế đă góp phần chung tay "tiêu diệt" bún chửi, một thứ văn hóa bán hàng lệch chuẩn và ph.ản, c.ảm, th́ các quán này trước sau ǵ cũng dẹp tiệm. Nhưng không, bà chủ quán này cho biết, từ khi lên CNN quán của bà c̣n đông khách hơn, v́ thế bà cũng không lấy làm ăn năn về thái độ chửi cả "Thượng đế" đến quán ḿnh ăn bún.
Ẩm thực nói chung và cách thưởng thực nói riêng là một nền văn hóa, nó bao gồm thói quen và cách ứng xử với nhau trên bàn ăn.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa ẩm thực nổi tiếng thế giới, mà Hà Nội là "cái rốn" của tinh hoa ẩm thực đất Việt. Nói đến ăn, người Hà Nội không nhận cầu ḱ nhất cả nước th́ chẳng nơi nào dám nhận ḿnh là số 1, cái kiểu cách, cái văn hóa thưởng thức, mời chào nhau, thưởng thức và đá.n,h. giá các món ăn đă trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội xưa, muốn biết rơ tinh hoa trong cách ăn uống của người Hà Nội, có thể t́m đến cuốn sách "Miếng ngon Hà Nội" của nhà văn Vũ Bằng để hiểu thêm về văn hóa ứng xử của người xưa với miếng ăn hàng ngày.
Bởi thế, văn hóa ẩm thực và ứng xử trong bữa ăn, trong khi ăn được người Hà Nội cực ḱ chú trọng. Chẳng biết từ giao giờ, Hà Nội nảy ṇi ra cái "văn hóa lùn" bún mắng cháo chửi, thiếu văn hóa và ph.ản, c.ảm đến như thế, dĩ nhiên là không thể đại diện cho văn hóa ẩm thực của Hà Nội, nhưng rơ ràng, nó là một vết d,a.o. cứa thẳng vào ḷng kiêu hănh, sự tự tôn của người Hà Nội tinh hoa, mực thước, chuẩn chỉnh.
Giờ, bún mắng cháo chửi nổi tiếng cả nước nhờ mạng xă hội và truyền thông, dù liên tục đả kích, phê phán, thế nhưng vẫn không ít thực khách đến xếp hàng ăn để được nghe chửi, miếng ăn lúc này là miếng nhục thật, chứ không phải chơi chữ nghĩa đen nghĩa bóng ǵ.
V́ sao người Hà Nội vẫn xếp hàng để được ăn bún chửi?
Một vị khách nh́n măi không thấy lọ tăm liền hỏi bà chủ quán ở bún chửi Ngô Sĩ Liên, thế là được ăn một tràng chửi t.ục. t.ĩu., vô văn hóa đến cạn lời, một vị khách phàn nàn về chuyện phục vụ lâu, bà chủ sẵng giọng: "thích nhanh th́ ra n,h.à n,g,h.ỉ mà ăn", với gương mặt trợn trừng lên như muốn "ăn" cả khách, khách cũng chẳng vừa, thế là hai bên thi nhau khẩu chiến với đủ loại "vũ khí ngôn từ hạng nặng", ḱ lạ ở chỗ, các thực khách khác vẫn điềm nhiên ngồi ăn, coi như không phải việc của ḿnh.
Xem ra cái tư duy của người làng Vũ Đại trong tác phẩm Chí Phèo trứ danh vẫn c̣n lẩn khuất đâu đó ở các vị khách kia "chắc nó trừ ḿnh ra". Người chửi vẫn chửi, người ăn vẫn ăn, vừa ăn xong chưa kịp đứng đến đă bị chửi lề mề, đứng lên cho người khác c̣n ngồi vào ăn. Thật khó có thể b́nh luận ǵ thêm trong cảnh nhộm nhoạm và tạp nham ấy.
Bởi nếu không phải là người quá xuề x̣a, quá "đặc biệt" về mặt tính cách th́ khó có thể ngồi vào quán, chứng kiến khuôn mặt cau có của bà chủ, nơm nớp lo bị ăn chửi, mất tiền để ăn được miếng chưa biết có ngon không nhưng ăn chửi là cái chắc nếu vô t́nh "đ̣i hỏi": "Chị ơi tăm ở đâu em t́m không thấy?".
Bún chửi Ngô Sĩ Liên không có ǵ đặc biệt (Ảnh: Gia đ́nh)
Món bún chửi ở đây rơ ràng không có ǵ đặc biệt so với các hàng quán khác, thậm chí hàng quán chật chội và bừa bộn, nếu không muốn nói là mất vệ sinh. Cái đáng nói nhất chính là văn hóa bán hàng của chủ quán, dù bao năm nay lên thanh minh với dư luận rằng ḿnh đă "ngoan" với khách hơn, thậm chí tố ngược lại khách đ̣i hỏi x.á.c.h mé, thế nhưng những video clip mới quay gần đây lại phản ánh đúng những ǵ mà dư luận xôn xao, chủ quán vẫn vô văn hóa và ứng xử với khách kiểu "giang hồ" đường chợ, c̣n khách vẫn cắm mặt vào vừa ăn vừa nghe chửi, dưới chân là một đống rác gồm khăn giấy, xương xẩu,...
Sự ṭ ṃ, dễ dăi và "tối giản" văn hóa chuẩn mực khiến một bộ phận thực khách tự vứt đi cái quyền được ứng xử văn minh, đúng mực, nhất là ở giữa Thủ đô được mệnh danh là "ngàn năm văn hiến" này. Chính v́ ṭ ṃ, v́ dễ dăi, v́ tư duy miếng ăn chỉ là miếng ăn, nuốt no bụng là được một bữa khiến thực khách vô t́nh tự tặc lưỡi với phông văn hóa có vấn đề của chính ḿnh. Bởi thế, khi vẫn c̣n những khách hàng dễ dăi, vẫn xếp hàng tặc lưỡi ngồi ăn nghe Chí Phèo cà kê và "nó chửi ai th́ chửi, không phải chửi ḿnh là được" th́ khi ấy, bún chửi vẫn cứ đông khách, thứ văn hóa lộm nhộm đường chợ ấy vẫn sẽ làm xấu dần đi h́nh ảnh về người Hà Nội - những người xưa khi gặp nhau từ xa chưa rơ mặt đă biết cúi chào.