Các biện pháp trừng phạt nhằm vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế Nga bao gồm cả ngành dầu mỏ, sẽ tiếp tục có hiệu lực tới giữa năm 2020.
Ngày 12/12, các lănh đạo Liên minh châu Âu (EU) đă gia hạn 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga liên quan tới cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt nhằm vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế Nga bao gồm cả ngành dầu mỏ, sẽ tiếp tục có hiệu lực tới giữa năm 2020.
Người phát ngôn của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đă xác nhận thông tin này.
Các biện pháp trừng phạt được áp đặt lần đầu tiên vào năm 2014 sau khi máy bay MH17 của hăng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi khi đang bay trên vùng không phận phía Đông Ukraine. Từ đó, EU liên tục gia hạn các biện pháp trừng phạt cho tới nay.
Động thái trên diễn ra một vài ngày sau Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bộ tứ Normandy, gồm Ukraine, Nga, Pháp và Đức, diễn ra tại Paris (Pháp) ngày 9/12 vừa qua nhưng không đạt được đột phá lớn trong việc giải quyết cuộc xung đột đă kéo dài 5 năm tại Ukraine.
Thời gian qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron liên tục kêu gọi EU thực hiện các bước đi nhằm giảm căng thẳng với Moskva nhưng tới nay Brussels vẫn khẳng định điều kiện tiên quyết để hai bên b́nh thường hóa quan hệ là Thỏa thuận Minsk kư kết năm 2015 phải được triển khai đầy đủ.
Thỏa thuận được Moskva và Kiev kư kết nhằm chấm dứt cuộc chiến và t́m giải pháp chính trị cho các vùng đ̣i độc lập ở miền Đông Ukraine gồm Donetsk và Lugansk.
Tổng thống Litva Gitanas Nauseda cho rằng các biện biện pháp trừng phạt nên được duy tŕ để hối thúc Nga thực hiện các cam kết trong giai đoạn đàm phán đầu tiên.
Ông này cũng nhận định hội nghị Bộ tứ Normandy mới chỉ là bước đầu tiên và để đạt thỏa thuận, các bên cần sự phối hợp hơn nữa từ phía Nga.
Đụng độ vũ trang giữa quân đội Chính phủ Ukraine và các lực lượng đ̣i độc lập ở miền Đông nước này đă nổ ra từ năm 2014. Theo các số liệu thống kê của Liên hợp quốc, cuộc xung đột kéo dài 5 năm này đă cướp đi sinh mạng của hơn 13.000 người.
VietBF © sưu tầm