Liên minh châu Âu không cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G. Mặc sự cảnh báo của Mỹ, liên ḿnh này đă có quyết định dứt khoát.
Ủy ban châu Âu ngày 29/1 sẽ chính thức công bố các khuyến nghị hướng dẫn các quốc gia thành viên EU trong việc xây dựng hệ thống mạng 5G, theo hướng siết chặt kiểm soát chứ không áp đặt lệnh cấm.
Liên minh châu Âu (EU) sẽ không cấm "người khổng lồ" viễn thông Trung Quốc Huawei hay bất kỳ công ty nào tham gia xây dựng mạng 5G tại châu Âu, bất chấp sức ép mạnh mẽ từ phía Mỹ yêu cầu các đồng minh tẩy chay công ty Trung Quốc này.
Phát biểu với báo giới ngày 28/1, ủy viên cấp cao EU Thierry Breton cho biết Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan điều hành của EU, ngày 29/1 sẽ chính thức công bố các khuyến nghị hướng dẫn các quốc gia thành viên EU trong việc xây dựng hệ thống mạng 5G, theo hướng siết chặt kiểm soát chứ không áp đặt lệnh cấm.
Ông nhấn mạnh: "Đây không phải là vấn đề về phân biệt đối xử mà là việc đặt ra các quy tắc. Các quy tắc này sẽ rất nghiêm khắc, với những yêu cầu đ̣i hỏi cao và tất nhiên, chúng tôi sẽ chào đón tất cả các công ty - những đối tác sẵn sàng tuân thủ các quy tắc này, đến với châu Âu."
EU vẫn luôn t́m kiếm một biện pháp trung dung để cân bằng giữa "sự thống trị" của Huawei trong lĩnh vực 5G và những lo ngại về rủi ro an ninh mà phía Mỹ thường xuyên đề cập.
Huawei là một trong những nhà cung cấp công nghệ mạng hàng đầu thế giới và là một trong số ít - cùng với các công ty viễn thông châu Âu Nokia và Ericsson, có khả năng xây dựng mạng 5G.
Mỹ coi Huawei là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh mạng và lo ngại rằng thiết bị của công ty này có thể được sử dụng làm công cụ gián điệp, điều Huawei đă lên tiếng bác bỏ.
Cũng trong ngày 28/1, Chính phủ Anh đă "bật đèn xanh" cho phép Huawei đóng vai tṛ hạn chế trong việc phát triển mạng 5G tương lai của nước này. Theo đó, công ty Trung Quốc sẽ không tham gia các thành phần cốt lơi được coi là trọng yếu và nhạy cảm của mạng lưới 5G của Anh.
Được đưa ra sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Anh, do Thủ tướng Boris Johnson chủ tŕ, quyết định trên được đánh giá là khó khăn, song vô cùng quan trọng trong bối cảnh Mỹ là một trong số những đồng minh thân cận nhất của Anh; và Chính phủ Anh đang hướng tới mối quan hệ với Trung Quốc như một đối tác cho thỏa thuận thương mại sau khi London chính thức rời EU (Brexit).
Chương tŕnh cơ sở hạ tầng mạng 5G được xem là tối quan trọng đối với tương lai kinh tế Anh hậu Brexit. Theo Chính phủ Anh, nước này đang thực hiện một số biện pháp nhằm "giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn do chuỗi cung ứng gây ra và chống lại các mối đe dọa, cho dù đó là tội phạm mạng hay các cuộc tấn công do nhà nước tài trợ''./.
VietBF@ sưu tầm.