Trong 24h qua, Italy có tới 627 người chết, số người mắc lên tới hơn 6.000. Giới chức nước này buộc phải thắt chặt hơn nữa các lệnh hạn chế mạnh nhất.
Italia hiện là nước có nhiều người tử vong v́ Covid-19 nhất. (Ảnh minh họa: Reuters)
Hơn 4.000 người chết, hơn 47.000 người mắc bệnh
Reuters dẫn thông tin từ Cơ quan Pḥng vệ Dân sự Italia cho biết, trong ngày 20/3, nước này ghi nhận thêm 627 trường hợp tử vong v́ Covid-19, nâng tổng số người tử vong tại đây lên 4.032. Đây là ngày có nhiều người chết nhất ở Italia kể từ khi dịch bùng phát cuối tháng 2. Số người tử vong v́ Covid-19 ở Italia hiện đă vượt xa Trung Quốc (hơn 3.200 người) trong khi vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy dịch sắp đạt đỉnh.
Cũng trong ngày hôm qua, số người mắc Covid-19 ở Italia tăng hơn 6.000 ca lên 47.021 ca.
Giới chức địa phương cho biết, con số thực tế có thể cao hơn so với thống kê do nhiều người không được xét nghiệm trước khi qua đời. Ông Giorgio Gori, Thị trưởng thành phố Bergamo, một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở vùng Lombardy, cho biết số người tử vong thực tế tại Bergamo cao gấp 4 lần con số thống kê thực tế. "Nhiều người già chết tại nhà hoặc trong các viện dưỡng lăo mà không được xét nghiệm trước khi chết", ông Gori nói. Ông cho biết thêm, hơn 10 thị trưởng tại các thành phố khác cũng xác nhận thực trạng tương tự.
Cũng theo Viện Y tế Quốc gia Italia, đến nay gần 3.700 nhân viên y tế của nước này đă mắc Covid-19, trong đó 17 người đă tử vong.
Trong khi đó, dịch Covid-19 tại Italia chưa có dấu hiệu đạt đỉnh. Người đứng đầu Cơ quan pḥng vệ dân sự Italia Angelo Borrelli cho biết: “Tuần tới có thể chưa phải là đỉnh dịch mà có thể là tuần sau nữa”.
Siết lệnh phong tỏa
Quân đội Italia tham gia hỗ trợ thực thi lệnh phong tỏa. (Ảnh minh họa: EPA)
Số ca mắc mới và tử vong v́ Covid-19 tại Italia tiếp tục tăng mạnh bất chấp các biện pháp ứng phó của chính phủ, trong đó có lệnh phong tỏa toàn quốc bắt đầu từ ngày 10/3. Theo lệnh phong tỏa, toàn bộ nhà hàng, quán bar, pḥng tập gym, khu nghỉ dưỡng, trường học trên khắp Italia sẽ phải đóng cửa ít nhất 2 tuần. Người dân được khuyến cáo ở trong nhà, chỉ ra ngoài với các lư do cần thiết như vấn đề công việc, y tế hay các trường hợp khẩn cấp.
Giới chức Italia bức xúc khi những ngày gần đây nhiều người dân vẫn tiếp tục ra ngoài kể cả khi không có lư do cần thiết như đi dạo, chạy bộ bất chấp được khuyến cáo ở trong nhà nhằm tránh lây lan dịch.
"Chúng ta đă có hàng ngh́n người chết. C̣n bao nhiêu người phải chết nữa trước khi mọi người hiểu được thảm kịch mà chúng ta đang phải đối mặt", ông Sergio Ventur, người đứng đầu ban lănh đạo ứng phó dịch tại vùng Emilia-Romagna, miền bắc Italia, nhấn mạnh.
Trước t́nh h́nh này, chính phủ Italia hôm qua buộc phải thắt chặt hơn quy định phong tỏa. Theo đó, bắt đầu từ hôm nay 21/3, toàn bộ công viên trên cả nước phải đóng cửa, người dân chỉ được phép tập thể dục quanh nhà. "Chúng tôi phải hành động hơn nữa để ngăn dịch lan rộng. Điều chỉnh hành vi của mọi người là cần thiết để chiến thắng cuộc chiến này", Bộ trưởng Y tế Italia Roberto Speranza nói.
Chủ tịch vùng Lombardy, ông Attilio Fontana, cho biết chính quyền hiện đă đồng ư để quân đội vào cuộc hỗ trợ cảnh sát địa phương thực thi lệnh phonng tỏa. "Đề nghị đă được chấp thuận. 114 binh sĩ sẽ được triển khai khắp Lombardy. Mặc dù con số c̣n hơi ít, nhưng là tín hiệu tích cực".
Lombardy có thể coi là tâm dịch ở Italia. Trong đó, t́nh h́nh ở Milan, thủ phủ của Lombardy và cũng là thành phố lớn thứ hai Italia, đặc biệt đáng lo ngại. “Milan hiện ở tuyến đầu của dịch Covid-19. Chúng tôi thực sự lo ngại về t́nh h́nh ở đây. Mặc dù vậy nhiều người vẫn ra ngoài và đi lại tự do”, Massimo Galli, người đứng đầu khoa bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Sacco ở Milan, cho biết với báo La Repubblica.