Vũ Hán đă bị cô lập 55 ngày với thế giới bên ngoài. Từ khi Vũ Hán bị phong tỏa, hạnh phúc lớn nhất của Vân Vân và Thanh Thanh là được đứng trên ban công đắm ḿnh dưới ánh mặt trời.
Thanh Thanh trong một lần ra ngoài để lấy rau xanh các tổ chức từ thiện hỗ trợ. Ảnh: chinanews.
Vân Vân, 30 tuổi, là người thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc. Năm 2012, cô đến Vũ Hán mở một cửa hàng làm móng. Thanh Thanh, 25 tuổi, là thợ phụ của quán từ tháng 4 năm ngoái.
Khi Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Vân Vân dự định lái xe về nhà vào sáng sớm ngày 28 Tết (22/1). Tuy nhiên thông tin về loại virus mới truyền từ người sang người khiến cô bất an. Nghĩ đến bố mẹ ở quê nhà, lo lắng việc có thể mang lại rủi ro cho người thân, cô chủ quán quyết định ở lại.
Ngày Vũ Hán đóng cửa (23/1), căn nhà thuê ở Vũ Hán trống rỗng thức ăn, Vân Vân hoảng loạn lên mạng mua hàng. Ngay từ ngày thành phố bị phong tỏa, giá thực phẩm tăng như phi mă. Cô đă phải chi 78 tệ (250.000 đồng) để mua nửa kg sườn heo và giá rau th́ "đắt chưa từng thấy".
Giống như đồng nghiệp, v́ sự an toàn của gia đ́nh, Thanh Thanh cũng quyết định ở lại, không về quê ăn Tết. Đêm trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, nhiều bạn bè của cô đă rời khỏi thành phố. Một số người sáng hôm sau có vé tàu nhưng không thể rời Vũ Hán. "Sự lo lắng, hoảng loạn bao trùm khắp nơi", Thanh Thanh hồi tưởng.
Nhận được lời đề nghị của Vân Vân, Thanh Thanh đă dọn đến nhà của đồng nghiệp, sống với nhau để cùng chia sẻ khó khăn thời dịch bệnh. Tại thời điểm này, cuộc sống không phân biệt ngày đêm, những ngày chỉ ăn và ngủ của cả hai chính thức bắt đầu.
Đầu tháng 2, Thanh Thanh bị cảm lạnh và ho. Ngay từ khi xuất hiện triệu chứng, cô điên cuồng lên mạng t́m hiểu về Covid-19. Những ngày sau đó, môi của Thanh Thanh khô dần, ư nghĩ về việc nhiễm bệnh khiến cô cả ngày không thể chợp mắt.
"Thông tin về những trường hợp tử vong liên tiếp tại Vũ Hán khiến tôi hoảng loạn. Tôi đă gọi điện khắp nơi để t́m kiếm giường bệnh nhưng chẳng nơi nào tiếp nhận một bệnh nhân chưa có triệu chứng rơ ràng", Thanh Thanh chia sẻ. Mỗi ngày thay v́ đánh răng 2 lần, cô gái 25 tuổi cầm bàn chải đứng trong nhà vệ sinh nhiều giờ. "Tôi ghét virus", cô vừa đánh răng vừa khóc với người bạn cùng pḥng.
Sau vài ngày, bệnh t́nh của Thanh Thanh hồi phục dần. Điều thay đổi lớn nhất sau khi khỏi ốm là thói quen gọi điện về nhà. Thay v́ dăm bữa nửa tháng th́ nay việc hỏi thăm sức khỏe bố mẹ được cô thực hiện mỗi ngày.
Cả ngày ở trong nhà, điều hạnh phúc nhất của hai cô gái là xuống cầu thang để nhận thực phẩm đặt từ trên mạng, bởi được tiếp xúc với người khác.
Gần đây khi dịch bệnh lắng xuống, họ mới dám ra ban công tắm nắng và hít thở không khí trong lành. "Thời gian đó chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc", Thanh Thanh nói.
Trước đây sống một ḿnh, Thanh Thanh chủ yếu gọi đồ ăn trên mạng hoặc dùng đồ ăn nhanh. Bữa ăn tại gia của cô chỉ là ḿ ăn liền hoặc bánh bao đông lạnh được hấp lên. Thế nhưng mọi việc thay đổi khi dịch bệnh bùng phát, đêm giao thừa năm nay bữa tối của cô gái là một gói ḿ ăn liền v́ không mua nổi thực phẩm.
V́ mẹ luôn hỏi con gái ăn ǵ qua điện thoại, Thanh Thanh bắt đầu thử nấu ăn. Những lần đầu, dầu văng vào tay khiến cô sợ hăi. Hiện tại cô có thể rán trứng, xào rau và nấu chín cà chua rất thành thạo, không sợ bất kỳ thứ ǵ bắn lên tay nữa.
C̣n với Vân Vân, thời gian đầu chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường khiến cô muốn phát điên. Trong tháng đầu tiên, cô gái này chỉ biết ăn và ngủ. Nh́n thấy tin xấu về dịch bệnh trên mạng xă hội, cô ngay lập tức chia sẻ với bạn bè. "Nếu người nói chuyện không có quan điểm giống ḿnh, tôi sẽ vô cùng tức giận", cô nói.
Nhưng từ khi Thanh Thanh vào bếp, Vân Vân tự động mang chén bát đi rửa. Ngoài việc xem phim truyền h́nh mỗi ngày, cô c̣n tập yoga. Cô gái 30 tuổi chia sẻ, có nhiều việc để làm cũng khiến tinh thần tích cực lên nhiều, hiện cô không c̣n lên mạng để chia sẻ những thông tin xấu nữa.
Rồi cả hai bắt đầu thử làm bánh bao, mặc dù bánh hấp lên bị nứt nhưng chúng có vị rất ngon, Vân Vân đánh giá.
Với bánh ngọt, lần đầu dù cố gắng khuấy bột với máy đánh trứng trong hai giờ nhưng cô vẫn phải bỏ cuộc. Tuy nhiên t́nh h́nh cải thiện dần ở những lần sau.
"Gần hai tháng qua có cảm giác Thanh Thanh dành cả cuộc đời để làm bánh, c̣n tôi cũng dành từng đó thời gian để rửa bát", Vân Vân cười nói.
Hai tháng cách ly trong nhà, số tiền mà hai cô gái chi cho việc ăn uống, thuê nhà đă lên tới gần 50.000 tệ (khoảng 165 triệu đồng), dù gần một tháng nay, giá cả cũng đă giảm đi nhiều. Gần đây họ được một số tổ chức từ thiện hỗ trợ rau xanh và ḿ ăn liền. Khi đến nơi cấp phát, họ gặp được 6-7 t́nh nguyện viên.
"Đây là lần đầu tôi được nh́n thấy nhiều người trong hai tháng nay. Thực sự tôi rất muốn đến những nơi đông người" Thanh Thanh xúc động nói trong một buổi phỏng vấn ngày 17/3 của đài truyền h́nh Vũ Hán.
C̣n Vân Vân cho hay, cuối tháng 4 hợp đồng thuê cửa hàng sẽ hết hạn. Tuy vậy cô chưa vội vàng quyết định thuê tiếp hay không bởi chờ đợi kinh tế phục hồi sau Covid-19.
"Trước đây tôi không thể ở nổi trong nhà một ngày th́ giờ đă học được cách trấn tĩnh để đối mặt với việc 4 tháng thậm chí nửa năm sống mà không có thu nhập", cô nói.
C̣n với Thanh Thanh, việc đọc sách, học tiếng Anh hàng ngày qua các ứng dụng trực tuyến cũng khiến cô cảm thấy cuộc sống ư nghĩa hơn. "Giờ tôi thất nghiệp, không có thu nhập nhưng lại không hề hoảng loạn. Biết cách trấn tĩnh tinh thần dù trong hoàn cảnh nào là điều tôi học được sau khi bị cách ly ở Vũ Hán".